Giáo án VNEN bài Trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 12: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở CÂY XANH (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh
- Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh.
- Thực hiện được các bước thí nghiệm chứng minh cây cần nước, muối khoáng và thí nghiệm chứng minh cây có sự thoát hơi nước.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng thực hành thí nghiệm, quan sát thực nghiệm.
3. Thái độ
- Vận dụng được kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh
- Tìm hiểu con đường lấy nước và muối khoáng của cây xanh
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu trước bài, kết quả thí nghiệm
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: yêu cầu các nhóm tự làm các thí nghiệm theo hướng dẫn SHD ghi lại kết quả và giải thích
HS: làm việc theo nhóm, tự bố trí và lần lượt làm các thí nghiệm
- Ghi chép lại hiện tượng quan sát được và giải thích
GV: Yêu cầu đại diện nhóm giải thích lần lượt kết quả các thí nghiệm.
- Yêu cầu đại diện nêu mục đích của mỗi thí nghiệm
HS: đại diện báo cáo và giải thích kết quả các thí nghiệm.
+ Đại diện nêu mục đích của các thí nghiệm.
GV: Tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 12.2, GV treo bảng phụ và gọi đại diện HS lên ghi vai trò.
HS tiếp tục thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng 12.2 sau đó đại diện lên ghi vai trò vào bảng phụ.
+ Lớp nhận xét, chốt đáp án. B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu về con đường lấy nước và muối khoáng của cây xanh
a, Làm thí nghiệm
b, Giải thích kết quả thí nghiệm
* Mục đích TN
- Mục đích TN1: tìm hiểu con đường vận chuyển nước và muối khoáng trong cây
- Mục đích TN2: tìm hiểu con đường vận chuyển nước và muối khoáng trong cây
- Mục đích TN3: Tìm hiểu phần lớn nước vào cây đi đâu
* Kết quả
- TN1: giọt nước ứ đọng trên bề mặt của vết cắt
- TN2: Cốc đựng nước lã không có hiện tượng gì, cốc mực thì hoa có hiện tượng đổi màu theo màu mực.
- TN3: Chậu cây có lá thấy trên thành túi nilon có các giọt nước ứ đọng lại
GV yêu cầu các nhóm thảo luận thiết kế thí nghiệm chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.
HS các nhóm tự thảo luận và thiết kế một thí nghiệm theo SHD.
- Đại diện trình bày thí nghiệm
GV: Tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời các câu hỏi
HS đọc thông tin và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đại diện trình bày câu trả lời 3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
Các điều kiện để cây trao đổi nước và muối khoáng tốt:
- Đất tơi xốp
- Nước và độ ẩm vừa đủ
- Nhiệt độ thích hợp làm tăng sự thoát hơi nước  tăng trao đổi
- Đủ ánh sáng làm tăng sự thoát hơi nước  tăng trao đổi
- Gió làm tăng sự thoát hơi nước  tăng trao đổi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SHD hoàn thành bài tập
HS: Thảo luận hoàn thành bài tập
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập
- Sơ đồ: nước và muối khoáng (trong đất)  rễ  thân  lá  môi trường ngoài
- Thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ:
+ chuẩn bị 2 chậu cây như nhau
+ bọc túi nilon kín thân của 2 túi
+ 1 chậu đặt trong nhiệt độ phòng bình thường, 1 chậu đặt trong phòng với nhiệt độ cao hơn.
+ Quan sát hiện tượng sau 1 giờ.
- Trả lời câu hỏi
+ Con đường: nước và muối khoáng (đất)  lông hút  vỏ  mạch gỗ (thân)  lá  môi trường ngoài
+ Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần cung cấp đủ nước và muối khoáng
+ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây vì: phần lớn nước được cây hấp thụ sẽ thoát hơi nước ra ngoài qua lá. Tuy nhiên, hiện tượng này là tất yếu vì quá trình này thúc đẩy cho rễ hút nước và muối khoáng nhiều hơn, đồng thời vận chuyển lên các bộ phận của cây.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu thực hiện với người thân, sau đó nghiên cứu trồng và viết lại báo cáo.
HS: Về nhà nghiên cứu D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS tự đọc thêm mục này tại nhà.
HS: cá nhận tự đọc thêm ở nhà E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài mới

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ