Giáo án VNEN bài Cơ quan sinh sản của cây xanh (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Cơ quan sinh sản của cây xanh (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 15: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY XANH (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được các bộ phận của hoa.
- Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được quả khô và quả thịt.
- Chỉ và gọi tên được các bộ phận của hạt.
- Liệt kê được các cách phát tán của quả, hạt và đặc điểm thích nghi của chúng.
2. Kỹ năng
- Hình thành được kĩ năng quan sát, xác định và mô tả được đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của cây xanh.
3. Thái độ
- Vận dụng được kiến thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu các cơ quan sinh sản của cây: Hoa, Quả, hạt
- Sự phát tán của quả và hạt
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, mẫu vật (một số loại hoa, quả, dao)
2. HS: Nghiên cứu trước bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: yêu cầu HS các nhóm tự đọc thông tin tìm hiểu các yêu cầu. Thảo luận nhóm để hoàn thiện và trả lời các yêu cầu đó.
HS: Cá nhân tự đọc thông tin, tìm hiểu các yêu cầu. Thảo luận trong nhóm để giải quyết các yêu cầu đó, ghi lại ra giấy.
- Đại diện báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng tr88, sau đó đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận trong 5 phút và báo cáo lại đáp án.
HS tiếp tục thảo luận nhóm hoàn thiện bảng SHD tr129 và trả lời các câu hỏi phía dưới
- Đại diện lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, đánh giá. B. Hoạt động hình thành kiến thức
3. Hạt
Cấu tạo hạt gồm: vỏ hạt và phôi (lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm)
Hoàn thành bảng
- Giống nhau: Hạt đều gồm vỏ hạt và phôi (thân mầm, rễ mầm, chồi mầm, lá mầm)
- Khác số lá mầm trong phôi và nơi dự trữ chất dinh dưỡng.
- Đọc thông tin và hoàn thành câu sau:
Cây đỗ đen thuộc nhóm cây 2 lá mầm vì có 2 lá mầm trong phôi.
Cây ngô thuộc nhóm 1 lá mầm vì có 1 lá mầm trong phô
GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 15.8, cho biết:
? Sự phát tán của quả và hạt nhờ những yếu tố nào.
HS đọc thông tin liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục dựa vào H15.8, kẻ bảng và thảo luận nhóm.
HS tiếp tục quan sát. Kẻ bảng thảo luận và hoàn thiện
GV tiếp tục cho HS thảo luận trả lời câu hỏi tr90
HS tiếp tục thảo luận nhóm, ghi câu trả lời ra giấy. Đại diện báo cáo.
GV yêu cầu HS đọc thông tin tự viết câu trả lời cho các câu hỏi trang 91.
HS: Cá nhân HS đọc thông tin tự viết đáp án cho câu hỏi vào vở.
+ Đại diện đọc kết quả, lớp bổ xung. 4. Phát tán của quả và hạt
Kẻ bảng và hoàn thiện
- Đặc điểm của quả, hạt phát tán nhờ gió: thường có tấm lông nhẹ, có cánh mỏng để có thể dễ dàng di chuyển nhờ gió như hạt hoa sữa, quả bồ công anh.
- Quả phát tán nhờ động vật thường cứng hoặc có gai móc để bám vào cơ thể động vật, ngoài ra chúng cũng thường là quả mà động vật ăn được.
- Đặc điểm của quả, hạt có thể tự phát tán: thường thuộc loại quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt được phát tán đi xa.
- Con người giúp phát tán quả và hạt bằng cách mang các giống cây trồng từ nơi này qua nơi khác để xuất khẩu, trồng trọt.
* hình 15.9. Quả dừa phát tán nhờ nước
Đọc thông tin trả lời câu hỏi
- Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy
- Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy vì đây là bộ phận sinh sản của hoa.
- Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính:
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy
- Phân biệt quả khô và quả thịt:
+ Quả khô khi chín thì vỏ khô, mỏng, cứng
+ Quả thịt khi chín vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả.
- Các bộ phận của hạt: vỏ hạt, phôi, phôi nhũ
- Đặc điểm cơ bản giúp phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm là số lá mầm trong phôi.
- Quả và hạt có các cách phát tán: nhờ gió, nước, động vật, tự phát tán và con người.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ