Giáo án PTNL bài 23: Cây có hô hấp không

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 23: Cây có hô hấp không. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................           

BÀI 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản, học sinh phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.

- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ô xi để phân huỷ chất hữu cơ thành khí cacbonic, nước và sản sinh năng lượng

- Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.

- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và muối khoáng mạnh mẽ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, tìm kiến thức.

- Tập thiết kế thí nghiệm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-  Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị củagiáo viên: Có điều kiện làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ.

    Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK.

2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò của khí oxi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu khái niệm quang hợp?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự quang hợp?

2. Bài học

A. Khởi động (5’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí ô xi. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? Hai nhóm học sinh đã thực hiện các thí nghiệm sau, chúng ta cùng nghiên cứu để trả lời câu hỏi trên.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây?

a. Thí nghiệm 1: Nhóm Lan và Hải

- Mục tiêu: Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản, học sinh phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 77, nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm.

- Giáo viên: cho 1 học sinh trình bày lại thí nghiệm trước lớp.

Bước 2: Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm :

- Giáo viên: yêu cầu đại diện nhóm trả lời các câu hỏi trong lệnh tam giác.

Bước 3: giáo viên lưu ý học sinh phải giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí cacbonic thì giáo viên nên hỏi thêm: Vậy ở chuông A do đâu mà lượng khí cacbonic nhiều lên?

Bước 4: Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận.

- Học sinh đọc thí nghiệm quan sát hình 2  3.1 ghi lại tóm tắt thí nghiệm gồm: chuẩn bị , tiến hành, kết quả.

 

 

 

- Học sinh đọc thông tin  SGk trang 77, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGk trang 77.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- Yêu cầu học sinh nêu được lượng khí CO2 trong chuông A tăng lên chỉ có thể do cây thải ra.

Yêu cầu:Tiểu kết:

- Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.

b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm của An và Dũng

- Mục tiêu: Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.

Hoạt động của giáo viên

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế được thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả của thí nghiệm   1.

Bước 2: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: Các bạn An và Dũng làm thí nghiệm nhằm mục đích gì?

- Giáo viên: lưu ý: nếu học sinh trong lớp có học lực trung bình thì các em có thể không biết bố trí thí nghiệm, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước.

Bước 3: Giáo viên nhận xét giúp học sinh hoàn thiện thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thuỷ tinh rồi đậy miếng kính lên, lúc đầu trong cốc vẫn còn O2 của không khí, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào, đóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O2 và cây đã nhả CO  2.

Bước 4: Giáo viên thử kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát, chốt lại kiến thức cho cả 2 thí nghiệm, học sinh nhắc lại.

Hoạt động của HS

- Học sinh đọc thông tin   SGK, quan sát hình 2  3.2 trang 78 và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- Học sinh trong nhóm cùng tiến hành thảo luận từng bước của thí nghiệm.

 

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh nghe và bổ sung vào bài của mình những chỗ chưa đúng.

Yêu cầu: Tiểu kết:

- Cây nhả khí cacbonic và hút khí oxi.

Hoạt động 2: Hô hấp ở cây

- Mục tiêu: Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

? Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?

? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?

? Cây hô hấp vào thời gian nào?

? Người ta đã dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp?

Bước 2: Giáo viên gọi 2 học sinh tra lời 4 câu hỏi SGK, học sinh khác nổ sung.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời mục  SGK trang 79.

Bước 4: Giáo viên giải thích các biện pháp kĩ thuật cho cả lớp nghe cho học sinh rút ra kết luận.

? Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ thở?

- Học sinh đọc thông tin  SGK trang 78, 79 suynghĩ trả lời 4 câu hỏi.

- Yêu cầu nêu được:

    + Viết được sơ đồ sự hô hấp.

    + Mô tả các cơ quan của cây đều hô hấp.

    + Biện pháp làm tơi xốp đất...

- Một học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên: chốt lại kiến thức và chú ý nếu học sinh trả lời: ban đêm cây mới hô hấp thì giáo viên giải thích: cây hô hấp suốt ngày đêm, các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.

- Học sinh đọc yêu cầu, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra biện pháp như :cuốc, tháo nước khi ngập.

Vì ban đêm cây xanh hô hấp mạnh , lượng khí cacbonic thải ra nhiều, con người hít phải khí cacbonic thấy khó thở.

Tiểu kết: Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả cá cơ quan đều tham gia hô hấp.

3. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.

- Giáo viên: gợi ý trả lời câu hỏi 5/ sgk/ 79

4. Vận dụng tìm tòi mở rộng

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Cần chú ý đến : nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp và hô hấp để thấy được sự khác nhau.

- Yêu cầu học sinh giải thích: Một hòn đất nỏ bằng 1 giỏ phân.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.   

- Làm bài tập trong vở luyện tập.

- Ôn lại bài: Cấu tạo trong của phiến lá.

* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ