Giáo án PTNL bài 25: Thực hành quan sát biến dạng của lá

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 25: Thực hành quan sát biến dạng của lá. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………    

Ngày soạn:................ 

Ngày dạy:................

Tiết số:................   

Bài 25: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và môi trường sống. Từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: 

+ Mẫu cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng. Tranh cây nắp ấm, cây bèo đất.

+ Chuẩn bị trò chơi như SGV.

- Học sinh: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công

                 Kẻ bảng SGK trang 85 vào vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

1/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Phần lớn nước do ... (1) ..... hút vào cây được ... (2) ….. thải ra ngoài bằng hiện tượng ….. (3) …. qua các lỗ khí ở lá.

- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việcvận chuyển … (4)…. và…. (5)…. từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

2/ Mô tả một thí nghiệm chứng tỏ có sự thoát hơi nước qua lá.

2. Bài học

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh cây nắp ấm giới thiệu lá của cây cho học sinh so sánh với một lá bình thường để suy ra lá biến dạng nhằm thực hiện chức năng khác.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng

Mục tiêu: Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và môi trường sống. Từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 8  3.

- Giáo viên: quan sát các nhóm, có thể giúp đỡ động viên nhóm yếu, nhóm học khá thì yêu cầu có kết quả nhanh và đúng.

Bước 2: Giáo viên cho các nhóm trao đổi kết quả.

- Giáo viên: chữa bằng cách cho chơi trò chơi “Thi điền bảng liệt kê”

    + giáo viên treo bảng liệt kê lên bảng, gọi 7 nhóm tham gia, bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm cần điền.

    + Yêu cầu mỗi nhóm thặt các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng.... gài vào ô cho phù hợp.

Bước 3: Giáo viên thông báo luật chơi: thành viên của nhóm chọn và gài vào phần của nhóm mình.

- Giáo viên: nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt.

Bước 4: Giáo viên thông báo đáp án đúng để học sinh điều chỉnh.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết” để biết thêm 1 loại lá biến dạng nữa (lá của cây hạt bí).

- Học sinh hoạt động nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với các hình 25.  1....25.7 SGK trang 84

- Học sinh tự đọc mục  và trả lời các câu hỏi mục  SGk trang 8  3.

- Trong nhóm thống nhất ý kiến, cá nhân hoàn thành bảng SGK trang 85 vào vở.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Sau khi học sinh bốc thăm tên mẫu cứ 3 người lên chọn mảnh bìa để gắn vào vị trí.

Chú ý: Trước khi lên bảng học sinh nên quan sát lại mẫu hoặc tranh để gắn bìa cho phù hợp.

- Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- Học sinh nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của nó.

Tiểu kết:

STT

Tên vật mẫu

Đặc điẻm hình thái của lá biến dạng

Chức năng của lá biến dạng

Tên lá biến dạng

1

Xương rồng

- Dạng gai nhọn

- Làm giảm sự thoát hơi nước

- Lá biến thành gai

2

Đậu Hà Lan

- Lá nhọn có dạng tua cuốn

- Giúp cây leo cao

- Tua cuốn

3

Lá cây mây

- Lá ngọn có dạng tay móc

- Giúp cây leo cao

- Tay móc

4

Củ giềng

- Lá phủ trên thân rễ, vảy mỏng, nâu nhạt

- Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ

- Lá vảy

5

Củ hành

- Bẹ lá phình to thành vảy, màu trắng

- Chứa chất dự trữ

- Lá dự trữ

6

Cây bèo đất

- Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và hiêu hóa mồi.

- Bắt và tiêu hoá mồi

- Lá bắt mồi

7

Cây nắp ấm

- Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy. Có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa mồi.

- Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chúng chui vào bình.

- Lá bắt mồi.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá

- Mục tiêu: So sánh đặc điểm hình thái chức năng chủ yếu của lá biến dạng so với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại bảng ở hoạt động 1, nêu ý nghĩa biến dạng của lá?

Bước 2: Giáo viên gợi ý:

? Nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá thường?

? Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây?

- Học sinh xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoạt động 1 kết hợp với gợi ý của giáo viên để thấy được ý nghĩa biến dạng của lá.

- Đại diện 1 học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:

- Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.

3. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

- Bài tập : Chọn đáp án đúng.

1/ Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai có tác dụng gì đối với cây?

  1. Giảm sự thoát hơi nước.
  2. Thích nghi với điều kiện sống khô hạn.
  3. Để bảo vệ chống lại các động vật ăn xương rồng.
  4. Cả A và B.

2/ Củ hành có bẹ lá phình to thành vẩy dày, màu trắng làm chức năng:

  1. Nuôi dưỡng cây.
  2. Che chở, bảo vệ cho chồi ngọn.
  3. chứa chất dự trữ cho cây.
  4. Giúp cây chống khô hạn.

4. Vận dụng, mở rộng:

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Tìm hiểu ở địa phương hay qua các tài liệu về lá biến dạng.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục: "Em có biết”

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ