Giáo án PTNL bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:...............

Ngày dạy:................

Tiết số:................           

CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT

Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.

- Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách    nhiệm, tìm kiếm thông tin.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ cây  nhỏ...

2. Chuẩn bị của học sinh: 1 đám rêu, rễ hành.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hoàn thành sơ đồ sau:

                                   Cơ quan sinh dưỡng

 

Cây xanh có hoa

                                  Cơ quan sinh sản

 

- Lấy 3 ví dụ về cây xanh có hoa và 3 cây xanh không có hoa ?

- Lấy 3 ví dụ về cây một năm và 3 cây lâu năm ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc bản tin khoa học cho cả lớp nghe

Bản tin khoa học: “Xin chào vi khuẩn”

Vi  khuẩn là một nhóm (giới hoặc vựcvi sinh vật có kích thước rất nhỏ,  phân bố khắp mọi nơi và phát triển nhanh chóng ở những nơi có đủ thức ăn, độ ẩm, và nhiệt độ tối ưu cho sự phân chia và lớn lên của chúng. Chúng có thể được mang đi bởi gió từ nơi này sang nơi khác. Cơ thể người là nơi cư trú của hằng tỷ vi sinh vật; chúng ở trên da, đường ruột, trong mũi, miệng và những nơi hở khác của cơ thể. Chúng có trong không khí mà ta thở, nước ta uống và thức ăn ta ăn.

Bước 2: Giáo viên: Đã bạn nào từng nhìn thấy vi khuẩn?

Học sinh:....

Bước 3: Giáo viên:  Để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được chúng ta sử dụng một số loại kính hỗ trợ, đó là kính lúp và kính hiển vi. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về hai loại kính này!

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng (10)

Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.

Bước 1: Vấn đề 1: Tìm  hiểu cấu tạo kính lúp.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc thông tin  SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào?

- Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo.

- Học sinh cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên.

- Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe.

Bước 2: Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay.

- Yêu cầu học sinh đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17.

Bước 3: Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp.

- Học sinh quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy.

Bước 4: Giáo viên:  Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của học sinh và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu.

 

Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng (20)

Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.

Bước 1:

1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (6 – 7 HS) có 1 chiếc kính.

- Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (6 – 7 HS) có 1 chiếc kính.

-  Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 GSK trang 18 để xác đinh các bộ phận của kính.

- Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng nắm đầy đủ cấu tạo của kính.

- Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần).

Bước 3: Giáo viên kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày.

- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?

- Học sinh có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương....

- Đọc mọc  SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính.

- Học sinh cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu.

- Giáo viên: nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật.

Bước 4: Cách sử dụng kính hiển vi

- Giáo viên: làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước.

- Giáo viên: phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát.

1. Kính lúp và cách sử dụng:

+ Kính lúp gồm 2 phần: Tay cầm : bằng nhựa hoặc bằng kim loại.

                                        Mắt kính : tấm kính trong lồi 2 mặt.

+ Cách sử dụng : để mắt kính sát mẫu vật từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật thì dừng lại.

 

 

 

 

2. Kính hiển vi và cách sử dụng:

+ Cấu tạo : Kính hiển vi có 3 phần chính:

-  Chân kính. Thân kính. Bàn kính

+ Cách sử dụng:

- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.                

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.

- Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để nhìn rõ vật.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.

- Gọi 1-2 học sinh lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi.

- Nhận xét, đánh giá điểm nhóm nào học tốt trong giờ.

- Thu dọn phòng thực hành

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Yêu cầu các nhóm lần lượt quan sát vật mẫu bằng kính lúp và kính hiển vi. Sau đó mô tả lại hình thái đối tượng?

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và làm bài tập trong sách Luyện tập. Đọc mục “Em có biết”

- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành, 1 quả cà chua chín.

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ