Giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 21: QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG VẬT VỚI CON NGƯỜI (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được lợi ích và tác hại của động vật đối với con người.
- Nêu được một số biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng động vật.
- Biết cách chăm sóc các vật nuôi trong gia đình và địa phương.
- Lập được bảng thống kê các vật nuôi hiện có ở địa phương.
- Mô tả được những tác động của con người đối với động vật.
- Phân tích được mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và động vật.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Vai trò của dộng vật đối với con người
- Ảnh hưởng của con người đối với động vật
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, tranh hình (nếu có)
2. HS: Nghiên cứu trước nội dung trước bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: yêu cầu HS quan sát các tranh ở Hình 21.3 nêu ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến môi trường sống của các loài sinh vật.
HS: quan sát kĩ các tranh ở hình 21.3 nêu ảnh hưởng của các hoạt động đó với môi trường. Phân tích rõ được ảnh hưởng của từng hoạt động
+ 1 số HS cho ý kiến, lớp nhận xét, đánh giá.
GV: Cho HS kể thêm các hoạt động khác của con người tác động đến môi trường sống của các sinh vật.
HS: 1 vài HS trình bày quan điểm của cá nhân mình qua các hoạt động (Lưu ý trình bày theo quan điểm của cá nhân)
- HS kể thêm 1 vài hoạt động khác, lớp bổ xung.
GV có thể chỉnh sửa các thông tin của HS. B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Ảnh hưởng của con người đối với động vật
a) Một số hoạt động của con người tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật:
Các hoạt động của con người tác động đến đời sống của động vật:
- A: đốt rừng -> làm mất đi môi trường sống của các loài động vật, giết chết những loài động vật đang sinh sống trong rừng nếu chúng không kịp chạy thoát khỏi đám cháy.
- B: chặt phá rừng -> làm mất đi môi trường sống của các loài động vật, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến những môi trường khác như: đất, nước, không khí.
- C: đô thị hóa -> làm mất đi môi trường và không gian sống của các loài động vật.
- E: ô nhiễm nước -> làm cho các động vật sống trong nước chết và ảnh hưởng đến nhiều loài động vật ở môi trường khác vì mất đi nguồn nước uống sạch.
- G: phun thuốc trừ sâu -> làm tồn đọng thuốc trừ sâu trong đất, gây ô nhiễm môi trường đất.
* Một số hoạt động khác của con người tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật: du canh, du cư, thải chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường, làm tràn dầu trên biển, vứt rác bừa bãi...
GV: yêu cầu HS quan sát các con vật trong hình và thực hiện hoạt động sau:
+ Gọi tên các con vật trên hình
+ Gọi tên các con vật sắp bị tuyệt chủng và nêu những biện pháp bảo vệ các con vật đó.
+ Thảo luận và đề xuất các biện pháp bảo vệ ĐV sống trong môi trường tự nhiên.
+ Cho biết mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và động vật
+ Đề xuất các biện pháp tương tác giữa con người và ĐV trong mối quan hệ bền vững.
HS quan sát hình, gọi tên đúng các động vật trong hình.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm cho ý kiến, lớp nhận xét bổ xung.
GV nhận xét đánh giá các phần trả lời của HS, sửa chữa thông tin và đưa ra kết luận. b) Một số biện pháp bảo vệ động vật sống trong môi trường tự nhiên
- A. voi ma mút; B. khủng long; C. rùa; D. ngựa vằn; E. gấu trúc; G. tê giác; H. hổ; I. hải cẩu
- Các con vật sắp bị tuyệt chủng: voi ma mút, gấu trúc, tê giác. Biện pháp bảo vệ: xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ những động vật đó không bị săn bắt, tạo môi trường để chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống...
- Một số biện pháp bảo vệ động vật sống trong môi trường tự nhiên:
+ Cấm săn bắt động vật hoang dã dưới mọi hình thức
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng
+ Nghiêm cấm buôn bán động vật hoang dã và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- Mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và động vật: Động vật cung cấp thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thủ công phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống con người. Nhờ đó con người có năng lượng để tiếp tục chăm sóc và khai thác lợi ích từ các loài động vật đó. Con người cần động vật và động vật cũng cần con người, đó là mối quan hệ qua lại, chặt chẽ, bền vững.
- Các biện pháp tăng tương tác giữa con người và động vật trong mối quan hệ bền vững:
+ Chăm sóc tốt các loài động vật để khai thác tốt những lợi ích mà động vật mang lại
+ Nghiên cứu, phát triển khoa học để phát triển nòi giống động vật, ngày càng tạo ra nhiều loài động vật cho lợi ích cao.
+ Huấn luyện, thuần hóa nhiều loài động vật hoang dã hơn để chúng ngày càng có ích cho con người.
3. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại của bài.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ