Tuần:……….
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
Tiết số:................
Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Liệt kê được một số vai trò của thực vật đối với động vật.
- Lấy được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Từ đó hiểu được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật àThức ăn à Động vật àThức ăn à Con người.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với con người.
3. Thái độ.
- Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên bằng hành động cụ thể.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh, ảnh, tưu liệu :Thực vật là thức ăn của động vật.
- Động vật sống trên cây.
- Bảng phụ
2/ Chuẩn bị của HS: - Xem lại sơ đồ trao đổi khí.
3/ Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan phân tích, so sánh, vấn đáp, thuyết trình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Ghép các vai trò của thực vật trong tự nhiên phù hợp với các nguyên nhân và đặc điểm của thực vật , rồi điền vào cột trả lời ?
Vai trò của thực vật |
Nguyên nhân - Đặc điểm của thực vật |
Trả lời |
1. Giữ đất, chống xói mòn, sụt lở. |
A. Nước mưa rơi xuống rừng thấn dần xuống các lớp đất dưới, tạo thành dòng chảy ngầm. Nếu không có thực vật giữ nước làm mất nguồn nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. |
1 - |
2. Hạn chế ngập lụt hạn hán |
B. - Nhờ bộ rễ cây giữ được đất. - Thân và tán lá làm giảm bớt lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống --> đất được giữ lại |
2.- |
3. Bảo vệ nguồn nước ngầm |
C.- Đất bị xói mòn trôi xuống lấp dần lòng sông, suối ở dưới thấp, khi có mưa lớn nước không thoát kip -> đất không gĩư được nước do không có thực vật. Gây ngập lụt ở vùng thấp, hạn hán tại chỗ. |
3- |
2. Bài học:
A. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV chuẩn bị bảng phụ có bài tập sau: Hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật, tên cây cụ thể:
Thực vật động vật ăn cỏ động vật ăn thịt.
GV yêu cầu học sinh chia thành hai đội chơi thành viên các đội lần lượt lên kể tên các thực vật, động vật thích hợp. Yêu cầu khi kể không được trùng nhau, đội nào không tìm được tên động vật, thực vật sẽ thua cuộc.
GV dẫn dắt vào bài học
B. Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Trong tự nhiên, các sinh vật nói chung có mối quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi ở. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của thực vật đối với động vật.
I/ Vai trò của thực vật đối với động vật.
Hoạt động 1: Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật.
Mục tiêu: Liệt kê được một số vai trò của thực vật đối với động vật.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại sản phẩm của quá trình quang hợp. ? Lượng ô xi mà thực vật nhả ra đã có ý nghĩa gì đối với đời sống của các sinh vật kể cả con người ? ? Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên. ? Nêu không có thực vật thì sao ? Bước 2: Giáo viên : Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành Bảng SGK/ 153 ? Kết luận về vai trò của thực vật đối với động vật. Bước 3: Giáo viên: Ngoài ra Thực vật cũng có thể gây hại đối với động vật. - Ví dụ : 1 số loài tảo ở nước sinh sản quá nhanh làm ô nhiễm nguồn nước chết cá và các loài động vật khác ở nước ; cây duốc cá làm chết cá ăn phải. |
HS sản phẩm của quang hợp là ô xi và chất hữu cơ. - Cung cấp cho sinh vật khác và con người sử dụng trong quá trình hô hấp.
- Cung cấp nguồn sinh dưỡng cho sinh vật. - Con người và sinh vật khác bị tuyệt chủng. - Học sinh dựa vào ví dụ mẫu để làm lệnh tam giác, mỗi nhóm lấy thêm 3 ví dụ. Đại diện học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu kết luận về vai trò của thực vật đối với thực vật. - Học sinh nghe và ghi nhớ thông tin. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
- Thực vật cung cấp ô xi cho động vật hô hấp.
- Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật và con người.
Hoạt động 2: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Mục tiêu: Lấy được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh H 48.2, kết hợp với hiểu biết của bản thân thực hiện lệnh tam giác SGK/ 15 3.
|
- Học sinh quan sát tranh, kết hợp với hiểu biết của bản thân thực hiện lệnh tam giác SGK/ 153 - Yêu cầu lấy được mỗi học sinh 3 ví dụ về động vật lấy cây làm nhà. |
Bước 2: Giáo viên: Ngoài ra động vật còn lấy cây làm nơi sinh sản cho 1 số loài. Hãy lấy ví dụ chứng minh. |
- Học sinh lấy ví dụ về việc Thực vật cung cấp nơi sinh sản cho một số động vật. |
Tiểu kết:
Thực vật có vai trò trong việc cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật.
II/ Thực vật với đời sống con người.
Hoạt động 1: Những cây có giá trị sử dụng.
Mục tiêu: Từ đó hiểu được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật ---Thức ăn--------- Động vật -----Thức ăn--------- Con người.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên ? Vai trò của Thực vật trong đời sống hàng ngày ? Hãy xếp tên cây theo công dụng của nó bằng cách hoàn thành bảng sgk/ 155 Bước 2: GV hoàn thiện kiến thức cho HS. Bước 3: GV: một cây có nhiều công dụng khác nhau, tuỳ vào bộ phận sử dụng. ? Vai trò của Thực vật đối với con người. |
HS: Yêu cầu nêu được: Cung cấp ô xi để hô hấp, làm thức ăn, quần áo, nhà ở, đồ dùng, thức uống,... - Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng, mỗi nhóm lấy thêm 3 ví dụ. Đại diện học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu kết luận về vai trò của thực vật đối với thực vật. |
Yêu cầu: Bảng kiến thức đúng:
Tên cây |
Cây lương thực |
Cây thực phẩm |
Cây ăn quả |
Cây công nghiệp |
Cây lấy gỗ |
Cây làm thuốc |
Cây làm cảnh |
Công dụng khác. |
Nhãn Lúa Bảng Thông Đậu Cao su Thiên lí. |
x |
x
x |
x |
x |
x
x x
x |
x |
x
x |
X |
Hoạt động 2: Những cây có hại cho sức khoẻ con người.
Mục tiêu: Học sinh biết: Một số loài thực vật còn gây hại cho sức khoẻ của con người.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
? Hãy kể tên những cây có hại cho sức khoẻ đối với con người mà em biết. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK/ 155,156 trả lời câu hỏi: Bước 2: Giáo viên cung cấp thêm thông tin về tác hại của thuốc là và ma tuý. ? Là học sinh ta phải làm gì để tránh những tệ nạn này. |
- Học sinh kể tên các loại cây theo hiểu biết của bản thân. - Học sinh nghiên cứu thông tin SGK/ 155,156 trả lời câu hỏi - Học sinh nêu việc mà mình lên làm. ? Tại sao thuốc lá lại có hại cho sức khoẻ con người. ? Tại sao thuốc phiện, cần xa lại có hại cho sức khoẻ của con người.
|
Tiểu kết: Một số loài thực vật còn gây hại cho sức khoẻ của con người.
- Ghi nhớ: SGK/ 154
3. Củng cố.
Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu học sinh làm Bài tập 3/SGK/ 154
Chọn đáp án Sai.
? Vai trò tích cực của thực vật đối với động vật là :
- Thực vật cung cấp ô xi cho động vật nhờ quá trình quang hợp
- Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật do thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ.
- Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật .
- Hiện tượng “ Nước nở hoa” làm chết hàng loạt cá.
4. Vận dụng tìm tòi mở rộng
Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tìm hiểu thêm về các loài động vật ăn thực vật: đặc điểm của các loài ĐV ăn thực vật có hệ tiêu hoá đặc trưng tiêu hoá xenlulozơ.
- Học bài. Làm bài tập 1,2,3 SGK vào vở.
- Chuẩn bị: nghiên cứu phần II: thực vật với đời sống con người.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
- Tìm hiểu vai trò của Thực vật đối với con người.
* Rút kinh nghiệm bài học: