Giáo án PTNL bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Cấu tạo ngoài của thân. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………. 

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................           

Chương III - THÂN

Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Phân biệt  cành, chồi ngọn và chồi nách (chồi lá và chồi hoa) dựa vào vị trí, đặc điểm và chức năng..

- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh phóng to hình 1  3.1; 1  3.2; 1  3.3 SGk trang 43, 4  4. Ngọn bí đỏ, ngồng cải. Bảng phân loại thân cây.

2. Chuẩn bị của học sinh: Cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay, tranh 1 số loại cây.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Điền các cụm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Một số loại rễ ……………… làm các chức năng khác nhau của cây như rễ ……… chứa chất dự trữ cho cây ding khi cây ra hoa tạo quả; rễ ……..  bám vào trụ giúp cây leo lên; rễ ……….giúp cây hô hấp trong không khí; rễ …………. Lấy thức ăn từ cây chủ.

+ Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân

Mục tiêu:

- Học sinh nêu được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Phân biệt  cành, chồi ngọn và chồi nách ( chồi lá và chồi hoa) dựa vào vị trí, đặc điểm và chức năng..

a. Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu:

    + học sinh đặt mẫu trên bàn

    + Hoạt động cá nhân

    + Quan sát thân, cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK.

 - Học sinh: Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối chiếu với hình 1  3.1 SGK trang 43 trả lời 5 câu hỏi SGK.

Bước 2: Giáo viên kiểm tra bằng cách gọi học sinh trình bày trước lớp.

- Học sinh mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của thân, học sinh khác bổ sung.

Bước 3: Giáo viên gợi ý học sinh đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau.

- Câu hỏi thứ 5 có thể học sinh trả lời không đúng, giáo viên gợi ý: vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó.

- Học sinh tiếp tục trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được:

    + Thân, cành đều có những bộ phận giống nhau: đó là có chồi, lá...

    + Chồi ngọn: đầu thân, chồi nách, nách lá.

Bước 4: Giáo viên dùng tranh 1  3.1 nhắc lại các bộ phận của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để học sinh ghi nhớ.

b. Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá

Bước 1: Giáo viên nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại: chồi lá, chồi hoa.

Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá.

- Học sinh nghiên cứu mục thông tin  SGk trang 43 ghi nhớ kiến thức về 2 loại chồi lá và chồi hoa.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm.

- Học sinh quan sát thao tác và mẫu của giáo viên kết hợp hình 1  3.2 SGK trang 43, ghi nhớ kiến thức cấu tạo của chồi lá, chồi hoa.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh quan sát chồi lá (bí ngô) chồi hoa (hoa hồng) , giáo viên có thể tách vảy nhỏ cho học sinh quan sát.

- Học sinh xác định được các vảy nhỏ mà giáo viên đã tách là mầm lá.

Bước 4: Giáo viên hỏi: Những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa và chồi lá?

- Giáo viên: treo tranh hình 1  3.2 SGK trang 4  3.

- Giáo viên: cho học sinh nhắc lại các bộ phận của thân.

- Học sinh trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK.

- Yêu cầu nêu được:

    + Giống nhau: có mầm lá bao bọc.

    + Khác nhau: Trong chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển thành cành mang lá ; trong chồi hoa mô phân sinh ngọn là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc chồi hoa.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân

Mục tiêu:  Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.

Bước 1: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.

- Giáo viên: treo tranh hình 1  3.3 SGK trang  44, yêu cầu học sinh đặt mẫu tranh lên bàn, quan sát và chia nhóm.

- Học sinh quan sát tranh, mẫu đối chiếu với tranh của giáo viên để chia nhóm cây kết hợp với những gợi ý của giáo viên rồi đọc thông tin  SGK trang 44 để hoàn thành bảng trang 45 SGK.

Bước 2: Giáo viên gợi ý một số vấn đề khi phân chia:

    + Vị trí của thân trên mặt đất.

    +  Đặc điểm của thân: (Độ cứng mền của thân ; Sự phân cành ; Thân tự đứng hay phải leo, bám.)

- Học sinh làm vào vở Luyên tập sinh 6

Bước 3: Giáo viên gợi ý một số vấn đề khi phân chia:

    + Vị trí của thân trên mặt đất.

    +  Đặc điểm của thân: (Độ cứng mền của thân ; Sự phân cành ; Thân tự đứng hay phải leo, bám.)

Bước 4: Giáo viên gọi 1 học sinh lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.

- Giáo viên: chữa ở bảng phụ để học sinh theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình.

? Có mấy loại thân? cho VD?

- 1 học sinh lên điền vào bảng phụ. Các SH còn lại nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trả lời và lấy được ví dụ cho mỗi loại thân.

    1. Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại; chồi hoa và chồi lá.

 

 

 

 

 

 

    2. Phân biệt các loại thân

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có 3 loại thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò.

 

Đáp án Bảng SGK /45

 

STT

 cây

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

Thân gỗ

Thân cột

Thân cỏ

Thân quấn

Tua cuốn

1

Đậu ván

 

 

 

x

 

 

2

Lúa

 

 

x

 

 

 

3

Dừa

 

x

 

 

 

 

4

Nhãn

x

 

 

 

 

 

5

Rau má

 

 

 

 

 

x

6

Mướp

 

 

 

 

x

 

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Yêu cầu học sinh làm Bài tập 1 và 2 ở SGV:

Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau:

Có hai loại chồi nách: …………….. phát triển thành cành mang lá, …….. phát triển thành cành ……………….

Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: Thân ……….. ( thân…., thân ……., thân …..) ; thân …..( thân ….., tua…….) và thân ….. .

Bài 2: Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng.

  1. Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là cây thân cột.
  2. Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là cây thân gỗ.
  3. Thân cây lúa, cây cải, cây ôỉ là cây thân cỏ.
  4. Thân cây đậu ván, cây mướp, cây khổ qua là cây thân leo.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Chuẩn bị: Gieo hạt đậu vào khay đất ẩm cho đến khi ra lá thất thứ nhất, chon 6 cây cao bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 6 cây ghi kết quả vào bảng:

Nhóm cây

Chiều cao

Cây ngắt ngọn

 

Cây không ngắt ngọn

 

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập SGK/ 45

- Hoàn thành bài trong vở Luyện tập.

- Đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở bài 1  4.

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ