Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 6: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 6: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Nêu được tất cả các chất đều được tạo nên từ các phân tử, nguyên tử.
 Trình bày được thế nào là đơn chất và hợp chất.
2. Kĩ năng
+ Viết được kí hiệu của một số loại nguyên tử, công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản.
+ Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tử tạo nên chất đó.
3. Thái độ
+ Có hứng thú say mê học tập
+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn một số chất tiêu biểu, quan trọng trong cuộc sống.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung : Năng lực tự học; năng lực đọc hiểu, năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. TRỌNG TÂM
+ Nguyên tử phân tử
+ Đơn chất, hợp chất
III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. GV
 Hình 6.1 đến 6.3, cát, lọ dầu gió.
2. HS
 Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
IV. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội sung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và liên hệ trong đời sống liệt kê 5 vật thể xung và và cho biết chúng được tạo nên từ chất nào?
GV: Kẻ bảng và gọi các nhóm điền đáp án.
HS: Thảo luận nhóm, đưa ví dụ
+ Thảo luận tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa các vật thể đã chọn.
+ Đại diện nhóm nêu đáp án, nhóm khác bổ sung
GV: Nhận xét đáp án A. Hoạt động khởi động:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não;
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 đến 6.3, liên hệ thực tế và đọc thông tin SHD để tìm hiểu về nguyên tử, phân tử.
HS: Quan sát hình, đọc thông tin nắm được nội dung.
GV: Từ những thông tin tìm hiểu được ở trên, yêu cầu HS vận dụng làm bài tập phần 2.
HS: Thảo luận nhóm và điền vào chỗ trống
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, chốt đáp án. B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
1. Đọc thông tin

2. Điền từ
a, Tất cả những vật thể quanh ta đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ, đó là các nguyên tử, phân tử
b, Dầu gió là chất lỏng dạng tinh dầu, thường được sử dụng để xoa bóp bên ngoài cơ thể, có thể ngửi được mùi thơm đặc trưng bởi vì các phân tử của các chất trong dầu gió đã khuếch tán vào không khí.
c, Cầu Long Biên (Hà Nội) được xây dựng nên bởi hàng ngàn thanh thép kết nối với nhau. Mỗi thanh thép được cấu tạo từ hàng tỉ tỉ nguyên tử sắt.
4. Củng cố - Vận dụng
GV: Nhắc lại các kiến thức vè nguyên tử, phân tử
HS: Chú ý lắng nghe
5. Tìm tòi mở rộng
GV: Nhắc HS về nhà
+ Học bài cũ.
+ Đọc và nghiên cứu trước nội dung 3 nhỏ và phần II “Đơn chất và hợp chất”

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ