Giáo án sinh học 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 6 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 20: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
  • Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy dược ví dụ minh họa
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thế và mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể;
  • Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đối về mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thế;
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan đến mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể trong thực tiễn.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Từ đó nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, Lấy được ví dụ minh hoạ;
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, nhận ra được mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, nhận biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
  1. Phẩm chất
  • Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khoẻ, yêu thương bản thân và gia đình
  • Trung thực trong báo cáo các kết quả học tập của cá nhân và nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: hình ảnh, slide thuyết trình, máy chiếu, SGV,...

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một tế bào là một cơ thể. Vậy với cơ thể đa bào, các thế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống? Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào mà hôm nay chúng ta học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu khái niệm, mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, lấy được ví dụ minh họa

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. TỪ TẾ BÀO ĐẾN MÔ

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ: tế bào=> mô

  1. Mục tiêu: HS sẽ nhớ lại hình đạng tế bào đã học ở chủ để trước, nhận biết một số loại mô thực vật, mô động vật và chỉ ra được được tế bào và mô có mối liên hệ với nhau như thế nào.
  2. Nội dung: HS đọc SGK, quan sát tranh hình 20.1, 20.2 trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp phương pháp trò chơi (sử dụng trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo đề ghép đúng tế bào tương ứng với mô), yêu cầu HS tham gia trò chơi theo nhớm dưới hình thức tiếp sức để mỗi thành viên đều được tham gia, cùng nhau suy nghĩ để tìm ra mối liên hệ giữa tế bào và mô tương ứng. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung gợi ý trong SGK.

Quan sát hình 20.1, 20.2 và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3.

1. Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.

2. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.

3. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.

Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

+ Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

I. Từ tế bào đến mô

a. Tìm hiểu mối quan hệ: tế bào=> mô.

Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định

+ Mô thực vật: mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản

+ Mô động vật: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,….

? 1. Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mô.

? 2. Các tế bào cấu tạo nên một loại mô có hình dạng và cấu tạo giống nhau.

? 3. Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.

* Củng cố:

Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì, ...

  1. TỪ MÔ ĐẾN CƠ QUAN

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ: mô=> cơ quan

  1. a) Mục tiêu: HS chỉ ra được mối quan hệ giữa mô và cơ quan trong cơ thể và xác định được một số cơ quan chính trong cơ thể thực vật, động vật.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuẩn bị xốp, bút màu, kéo, băng dán hai mật; yêu cầu HS hoạt động nhóm: cắt, dán, lắp ghép và tô màu một số loại mô. Sau đó GV sử dụng phương pháp trực quan cho H5 quan sát sản phẩm các nhóm. Trong phần hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi trong bài, GV cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn? (mỗi nhóm viết ra bảng phụ các cơ quan trong cơ thể, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau đề viết ra được càng nhiều cơ quan càng tốt).

4. Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?

5. Quan sát hình 20.3b và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào?

6. Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thể nào?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua thảo luận trẻ lời các câu hỏi trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa mô và cơ quan.

2. Từ mô đến cơ quan

a. Tìm hiểu mối quan hệ: mô=> cơ quan

* Mô:

+ Lá cây được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô dẫn và mô cơ bản.

+ Dạ dày động vật được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

* Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

VD:

+ Các cơ quan ở người: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng, ...

+ Tim được cẩu tạo từ: mô cơ tim, mô liên kết, mô thần kinh, ...

III. TỪ CƠ QUAN ĐẾN CƠ THỂ

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ: cơ quan=> hệ cơ quan=> cơ thể

  1. Mục tiêu: Hs nhận biết được moous quan hệ giữa các cơ quan- hệ cơ quan- cơ thể
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp trực quan thông qua tranh hình 20.4 và tranh ảnh GV chuẩn bị, yêu cầu H5 thảo luận nhóm, xác định các cơ quan nào trong cơ thể cùng đảm nhận một chức nảng. Phần hướng dẫn HS thảo luận các nội dung trong SGK, GV có thế tổ chức lồng ghép một số kĩ thuật dạy học và trò chơi nhanh đế tăng cường hứng thú cho HS như trò chơi Ghép chữ, Đuổi hình bắt chữ.

Quan sát hình 20.4, 20.5 và  trả lời câu hỏi từ 7 đến 12

7. Cho biết các hệ cơ quan cấu tao nên cây cà chua

8. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số (1) đến (4) trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.

9. Nêu chức năng của hệ rễ.

10. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hoá ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).

11. Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá.

12. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?

Sau khi trả lời, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

* Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ? Hoàn thành bảng 20.5.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 7-12

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

3. Từ cơ quan đến cơ thể

a. Tìm hiểu mối liên hệ: cơ quan=> hệ cơ quan=> cơ thể

? 7: Các hệ cơ quan cấu tao nên cây cà chua: hệ rễ, hệ chồi.

? 8: (1) Lá: thực hiện chức năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng; (2) Hoa và (3) Quả: thực hiện chức năng sinh sản; (4) Thân: vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây.

? 9: Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng trong đất.

?10: (5) Miệng, (6) Thực quản, (7) Dạ dày, (8) Ruột gia, (9) Ruột non.

?11:Ở người có:

+ Các hệ cơ quan ở người: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục.

+ Hệ tiêu hoá có chức năng nghiền, co bóp, chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

?12: Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động thì cả cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và các hệ cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

? Củng cố:

Rễ là hệ cơ quan thực hiện chức năng hút nước và khoáng chất cho cây, nếu hệ rễ bị mất đi thì hệ chối cũng không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết.

Bảng 20.5: Sơ đồ mối quan hệ cơ quan-hệ cơ quan ở người

Hệ cơ quan

Cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan

Chức năng hệ cơ quan

Hệ tiêu hóa

Thực quản, dạ dày, ruột,…

Tiêu hóa thức ăn thành các chất cần thiết cho cơ thể

Hệ tuần hoàn

Tim, mạch máu,…..

Vận chuyển các chất trong cơ thể

Hệ thần kinh

Não, dây thần kinh, tủy sống,….

Điều khiển cac hoạt động sống của cơ thể

Hệ hô hấp

Mũi, hầu, phổi, cơ hoành,…

Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài ( thờ)

Hệ bài tiết

Da, bàng quang, thận,…

Cân bằng, bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1, Đơn vị cấu tạo và chức nắng cơ bản của mọi cơ thể sống là

  1. mô.
  2. tế bào.
  3. cơ quan.
  4. hệ cơ quan.

Câu 2. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau củng thực hiện một chức nàng nhất định được gọi là

  1. mà.
  2. tế bào.
  3. cơ quan.
  4. hệ cơ quan.

Câu 3. Kể lẻn các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mới liền hệ về chức năng của các cơ quan.

Câu 4. Khi em tập thể đục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoại động?

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Đáp án B

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Các cơ quan thuộc hệ hô hấp: mũi, hầu, phối, cơ hoành. Các cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường.

Câu 4. Khi em tập thể dục, những hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động là: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ (1) đến

(5) trong hình sau:

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét: (1) Tế bào, (2) Mô, (3) Cơ quan, (4) Hệ cơ quan, (5) Cơ thể.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………………………………………………………………………………………………

 

Ngày soạn: …/…/…                             

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào

  • Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh
  • Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người
  1. Năng lực

- Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
  • Giao tiếp và hợp tác: xác định được nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi; mô ta và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.

  • Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào, quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
  • Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
  1. Phẩm chất
  • Thông qua hiểu biết về cơ thể, có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình. Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh
  • Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.
  • SGK, giáo án
  1. Đối với học sinh:
  • Mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy.
  • Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: “Sinh vật rất đa dạng, phong phú, nhiều loài, phần lớn chúng là đơn bào, kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chúng ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài 21: Thực hành quan sát sinh vật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào

  1. Mục tiêu: Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV định hướng để HS tự quan sát và tìm sinh vật trong môi trường theo các bước gợi ý trong SGK. Sau đó, GV cho HS vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

Trong các bước làm tiêu bản tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và trả lời câu hỏi

+ GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Quan sát cơ thể đơn bào

+ Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính

+ Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông.

+ Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen),

+ Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.

 

- Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợi bông lên lam kính để nhốt sinh vật, hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát.

Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh

  1. Mục tiêu: Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh
  2. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát, thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 6 bạn. Sau khi chia nhóm xong, GV yêu cầu HS mang mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn và tiến hành quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật .

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và thảo luận.

+ GV quan sát và hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đứng tại chỗ trình bày kết quả nhóm quan sát được.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh

 

- HS quan sát mẫu vật của nhóm mình và đưa ra kết quả thu được.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ