Giáo án PTNL bài 52: Địa y

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 52: Địa y. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................ 

Bài 52:  ĐỊA Y

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

-  Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần.

-  Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.

-  Vai trò của địa y: đối với thiên nhiên, với con người, với thực vật và động vật.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị củagiáo viên:  - Mẫu:  một số địa y

                                             -  Tranh: hình dạng và cấu tạo cấu địa y.

2. Chuẩn bị của học sinh : - Sưu tầm một số mẫu địa y.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu  1. Điền những từ thích hợp vào chỗ dấu…….

- Nấm là những cơ thể……..(kí sinh hoặc ………….). Ngoài thức ăn là…………….có sẵn, nấm cần……….và…………..thích hợp để phát triển.

- Câu   2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên.

2. Bài học.

A. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Mở bài: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy cóp những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì?

Ta cùng tìm hiểu qua bài:

B. Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo.

Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu + Tranh H 5  2.1, 5  2.2 SGK  trả lời câu hỏi

+ Mẫu địa y em lấy ở đâu.

+ Nhận xét hình dạng ngoài của địa y

+ Nhận xét về thàh phần cấu tạo của địa y?

Bước 2: Giáo viên cho học sinh trao đổi toàn lớp.

Bước 3: Giáo viên chỉnh lý, bổ sung, chốt kiến thức.

Bước 4: Giáo viên cho học sinh đọc thông tin /171 trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của nấm và tảo trong đời sống của địa y.

+ Thế nào là hình thức sống cộng sinh.

- Giáo viên: chốt kiến thức

- Hoạt động nhóm

+ Quan sát mẫu địa y mang đi đối chiếu H 5  2.1trả lời câu hỏi 1,  2. Nêu được:

- Nơi sống

- Thuộc dạng địa y nào mô tả hình dạng.

- Quan sát H 5  2.1 nhận xét về cấu tạo, yêu cầu nêu được: cấu tạo gồm tảo và nấm.

- Học sinh tự thu thập thông tin trả lời câu hỏi. Nêu được:

+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.

+ Tảo quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên.

- Khái niệm cộng sinh.

- 1-2 học sinh trả lời, lớp bổ sung.

Tiểu kết:

+ Cấu tạo:

- Địa y có hình vảy hoặc hình cành.

- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn nhau các tế bào tảo.

+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.

- Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống 2 bên.

+ Cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật (cả 2 bên đều có lợi).

Hoạt động 2: Vai trò của địa y.

Mục tiêu: Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi:

+ Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?

Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số ví dụ :

Bước 3: Giáo viên tổng kết vai trò của địa y.

 

 

- Học sinh đọc thông tin, nêu được:

+ Tạo thành đất.

+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực

+ Là nguồn nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm

- 1-2 học sinh phát biểu, lớp bổ sung

- Địa y sống được ở những nơi khô cằn nhất, biến đổi đá thành đất tạo lớp mùn dọn đường cho các thực vật đến sau.

Tiểu kết: - Địa y Biến đổi đá thành đất, dọn đường cho thực vật đến sau.

3. Củng cố:

Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Cho học sinh trả lời câu hỏi SGK

1. Cho biết hình dạng ,cấu tạo, đời sống của địa y.

2.Vai trò của địa y.

4. Vận dụng, mở rộng.

Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

? Nói địa y đóng vai trò tiên phong mở đường nghĩa là gì?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở luyện tập.

- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II từ  Bài :Thụ phấn đến bài Địa Y

* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ