Giáo án VNEN bài Động vật không xương sống (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Động vật không xương sống (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 19: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Nhận biết được vai trò của Động vật không xương sống có ở xung quanh em.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống ở gia đình.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu sự đa dạng của động vật không xương sống
- Tìm hiểu vai trò của động vật không xương sống
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, sưu tầm tranh ảnh về một số ĐVKXS (nếu có)
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: cho HS tìm hiểu về vai trò của động vật không xương sống.
Yêu cầu HS quan sát hình 19.6 rồi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? San hô có vai trò gì trong tự nhiên.
HS quan sát H19.6 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhanh, sau đó đại diện cho ý kiến, lớp nhận xét bổ xung
GV có thể cho HS lấy ví dụ và phân tích cụ thể
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời tiếp câu hỏi sau
? Nêu những lợi ích của ĐVKXS trong tự nhiên đối với con người và môi trường biển.
HS thảo luận nhanh, sau đó đại diện cho ý kiến, lớp nhận xét bổ xung
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu vai trò của ĐVKXS
a) Lợi ích của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống.
Vai trò như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật, các loài cá...
Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho người: Tôm, cua, mực...
+ Làm thức ăn cho cá trong các ao hồ.
+ Có giá trị xuất khẩu: mực, tôm...
+ Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh: ong mật, tằm dâu...
+ Làm sạch môi trường nước: Trai, hến, ngao...
GV giới thiệu cho HS một số tác hại lớn của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức trong sách hướng dẫn và liên hệ thực tế, thảo luận và mô tả vòng đời của giun tròn (H19.7) và con đường xâm nhập của sán ở (H19.8)
HS quan sát hình, liên hệ kiến thức thảo luận nhóm trả lời các yêu cầu của GV và ghi lại nội dung ra giấy.
- Đại diện lên bảng trình bày
- Lớp nhận xét, bổ xung và hoàn thiện kiến thức.
GV đánh giá kết quả và chốt nội dung
GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập điền từ trang 11.
HS tiếp tục thảo luận điền từ, cụm từ đúng vào phần bài tập
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kết quả đúng vào vở b) Tác hại của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống.
Hình 19.7
Hình 19.8
Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống. Động vật không xương sống có môi trường sống rất đa dạng, hình dáng rất phong phú và chiếm đa số trong số các động vật mà con người đã phát hiện được. Một số Động vật không xương sống có ích, một số khác gây hại cho con người và động vật.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung mục C.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ