Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
KIỂM TRA VIẾT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đánh giá sự tiếp thu bài của từng học sinh và các nhóm học sinh so với các yêu cầu đề ra, từ đó điều chỉnh hướng dạy cho phù hợp với nội dung từng bài.
- Đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ học tập thông qua những nhiệm vụ được giao.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết, trình bày và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Giáo dục cho các em thấy được vai trò của bài kiểm tra trong việc đánh giá quá trình học tập.
4. Năng lực, phẩm chất
- NL chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực làm chủ bản thân.
- NL chuyên biệt: Năng lực sử dụng các phép tính, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý, năng lực trình bày.
- Phẩm chất: Trung thực, tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đề bài + đáp án + thang điểm
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
A. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (1,5 điểm): Em hãy kể tên các bước của quá trình nghiên cứu khoa học.
Câu 2: (2 điểm): Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
Câu 3: (1 điểm):
Tại sao người ta lại dùng cao su để chế tạo lốp ô tô, xe máy, xe đạp...?
Câu 4: (1 điểm): Hãy chuyển đổi giữa các đơn vị đo sau đây:
a) Độ dài: 3015 m = .............. cm
b) Thể tích: 2,4 m¬¬¬¬ = .............. cm
c) Khối lượng: 64 kg = ............... g
d) Thời gian: 3h = ............... min
Câu 5: (2 điểm): Cho công thức phân tử của các chất như sau: khí hiđrô (H2), khí nitơ (N2), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), canxi cacbonat (CaCO3) và glucôzơ (C6H12O6). Em hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Giải thích vì sao?
Câu 6: (1 điểm):
a) Hãy kể tên 3 vật thể tự nhiên và 3 vật thể nhân tạo.
b) Hãy lấy 3 ví dụ để minh họa về một loại vật thể nhân tạo có thể được làm bằng nhiều vật liệu/chất khác nhau .
Câu 7: (1,5 điểm):
a) Tế bào là gì? Tế bào gồm có những thành phần chính nào?
b) Trình bày các cấp độ cấu trúc của cơ thể? Lấy ví dụ về 5 loại tế bào khác nhau có ở cơ thể người.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
1
(1,5đ) Các bước của quá trình nghiên cứu khoa học: gồm 6 bước
- Bước 1: Xác định vấn đề (câu hỏi nghiên cứu)
- Bước 2: Đề xuất giả thuyết
- Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
- Bước 4: Thu thập, phân tích số liệu.
- Bước 5: Thảo luận rút ra kết luận
- Bước 6: Báo cáo kết quả.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2đ) * Cấu tạo kính hiểm vi gồm:
- Chân kính
- Thân kính: gồm 2 phần
+ Ống kính: Gồm thị kính và vật kính
+ Ốc điều chỉnh: gồm ốc to và ốc nhỏ
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
- Gương phản chiếu ánh sáng giúp quan sát vật tốt hơn.
* Cách sử dụng:
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1đ) Giải thích vì:
Cao su có tính đàn hồi rất cao và có nhiều tính năng cơ lý tốt như: sức bền, ít bị mài mòn, không thấm khí, thấm nước... nên người ta thường sử dụng để làm lốp ô tô, xe máy, xe đạp.
1
4
(1đ) Chuyển đổi giữa các đơn vị đo là:
a) Độ dài: 3015 m = 301500 cm
b) Thể tích: 2,4 m¬¬¬¬ = 2400000 cm
c) Khối lượng: 64 kg = 64000 g
d) Thời gian: 3h = 180 min
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(2đ) - Đơn chất là: H2 , N2
- Hợp chất là: SO2 , CaCO3 , C6H12O6
- Giải thích vì:
+ H2, N2 là các đơn chất vì phân tử của mỗi chất đều chỉ có một loại nguyên tử.
+ SO2, CaCO3,C6H12O6 là các hợp chất vì phân tử phân tử của chúng có từ hai loại nguyên tử trở lên. 0,5
0,5
0,5
0,5
6
(1đ) a) 3 vật thể tự nhiên như: Đất, đá, sông suối...
3 vật thể nhân tạo như: đôi dép, cái bàn, chậu nhựa...
b) 3 ví dụ để minh họa về một loại vật thể nhân tạo có thể được làm bằng nhiều vật liệu/chất khác nhau như: Xe máy, ô tô, tàu thủy... 0,25
0,25
0,5
7
(1,5đ) a) Tế bào là đơn vị xây dựng nên cơ thể sinh vật. Tế bào có ba thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và nhân
b) - Các cấp độ cấu trúc của cơ thể là: Nguyên tử --> Phân tử --> Tế bào --> Mô --> Cơ quan --> Hệ cơ quan --> Cơ thể.
- Ví dụ về 5 loại tế bào có ở cơ thể người như : tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào cơ... 0,5
0,5
0,5
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề kiểm tra Các mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dung cao
Chủ đề 1: Mở đầu môn KHTN - Kể tên được các bước của quy trình nghiên cứu khoa học.
- Biết được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
35% = 3,5 điểm 35 % = 3,5 điểm
Chủ đề 2: Các phép đo và kĩ năng thí nghiệm - HS hiểu được cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo.
10 % = 1điểm 10 % = 1 điểm
Chủ đề 3: Trạng thái của chất Kể tên được một số vật thể tự nhiên , vật thể nhân tạo Vận dụng được các đặc điểm của đơn chất, hợp chất để phân loại được các chất thường gặp. Vận dụng kiến thức về tính chất của chất để giải thích được hiện tượng thực tế (về cao su)
40% = 4 điểm 10% = 1 điểm 20% = 2 điểm 10% = 1 điểm
Chủ đề 4: Tế bào Nêu được khái niệm, thành phần về tế bào Hiểu về các cấp độ cấu trúc cơ thể và lấy được ví dụ.
15% = 1,5 điểm 5% = 0,5 điểm 10% = 1 điểm