Tuần:………....
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:.................................
Tiết số:.....................................
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..; Bảng phụ. Một số mẫu cây sống trên cạn và mẫu cây sống dưới nước
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một vài loài thực vật mà em biết ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số loài thực vật và đặc điểm của chúng mà em quan sát được.
- Học sinh: Kể tên một số loài thực vật ở cuộc sống xung quanh.
- Chúng đều có màu xanh, không di chuyển được, tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đặc điểm chung của thực vật.
- Học sinh có thể trả lời đúng hoặc sai.
Bước 3: Giáo viên: Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Thực vật có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta và với thế giới sinh vật. Ta cùng xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật (18’) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng Bước 1: Giáo viên giới thiệu tranh : - Giáo viên: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và: Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức. - Học sinh quan sát, hoạt động nhóm. - Học sinh quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo. Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. Bước 2: Hoạt động nhóm 4 người + Thảo luận câu hỏi SGK trang 11. Bước 3: Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. - Phân công trong nhóm: + 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe) + 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm. Ví dụ: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn. + Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp, lá to, bản rộng,... Bước 4: Giáo viên kiểm tra có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung. - Giáo viên: chốt kiến thức về sự đa dạng của thực vật. - Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở các miền khí hậu khác nhau đều có những loài thực vật thích hợp sống thể hiện sự thích nghi cao với môi trường. Thực vật ở miền nhiệt đới phong phú nhất. - Thực vật rất đa dạng và phong phú, vậy em hãy kể tên một số vai trò của thực vật mà em biết ? Giáo viên gợi ý: Đối với tự nhiên, đối với con người, và đối với động vật,... Giáo viên: Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở nhiều môi trường sống khác nhau và nó có rất nhiều vai trò đối với tự nhiên và đối với con người. - Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ thực vật ? - Học sinh nêu được một số vai trò của thực vật: Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu,... Đối với động vật: Cung cấp thức ăn và chỗ ở,... Đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc chữa bệnh,.. - Không ngắt lá bẻ ngọn, không phá hoại cây xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ... Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật (14’) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng Bước 1: Yêu cầu học sinh làm bài tập mục SGK trang 11. - Giáo viên: treo bảng phụ. - Học sinh làm bài vào vở luyện tập, hoàn thành các nội dung. - Học sinh lên bảng trình bày. - Học sinh khác nhận xté, bổ sung : Bước 2: Giáo viên chữa nhanh vì nội dung đơn giản. Bước 3: Giáo viên đưa ra một số hiện tượng yêu cầu học sinh nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Lấy roi đánh con chó -> chó chạy và sủa + Lấy roi đánh vào thân cây bàng -> cây bàng vẫn đứng yên. + Con gà, con mèo: chạy, đi. + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. - Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. Bước 4: Giáo viên: Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. - Học sinh khác nhắc lại: đặc điểm chung của thực vật. |
1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: - Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống.
2. Đặc điểm chung của thực vật: - Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài
- Làm bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng:
1/ Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:
- Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.
- Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Thực vật rất đa dạng và phong phú.
- Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản.
2/ Ở vùng sa mạc, vùng băng giá có rất ít thực vật vì:
- Ở xa mạc khí hậu rất khắc nghiệt.
- Ở vùng băng giá nhiệt độ qúa thấp.
- Cây không thể sống trên cát và băng tuyết được.
- Ở đó thiếu những điều kiện cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Thực vật nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
- Dựa vào đặt điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi trong vở Luyện tập sinh học 6.
- Đọc mục : Em có biết?
- Đọc trước Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Chuẩn bị: Tranh cây hoa hồng, hoa cải.
- Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ, cây rau cải có hoa,...
* Rút kinh nghiệm bài học: