Câu 1: Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 2: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
- A. Vành tai, tai giữa, tai trong.
-
B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
- D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 3: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
- A. Xương bàn đạp
- B. Xương đe
-
C. Xương búa
- D. Xương đòn
Câu 4: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
-
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
- B. Xử lí các kích thích về sóng âm
- C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 5: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?
- A. Ống bán khuyên.
- B. Dây thần kinh số VIII.
- C. Ốc tai.
-
D. Màng nhĩ.
Câu 6: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
- A. Màng nhĩ
-
B. Màng cửa bầu dục
- C. Màng tiền đình
- D. Ống bán khuyên
Câu 7: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
- A. màng bên.
-
B. màng cơ sở.
- C. màng tiền đình.
- D. màng cửa bầu dục.
Câu 8: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì?
-
A. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian.
- C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian.
- D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian.
Câu 9: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
- A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
-
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
- C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 10: Ráy tai có là do đâu?
-
A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.
- B. Do tai ẩm.
- C. Do tế bào thụ cảm tiết ra.
- D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.
Câu 11: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
- A. Ốc tai và ống bán khuyên
- B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
-
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
- D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 12: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?
- A. Tai trái.
-
B. Tai phải.
- C. Cả hai tai cùng nhận.
- D. Một trong hai tai.
Câu 13: Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
-
A. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa
- B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
- C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
- D. .Tất cả các phương án còn lại.
Câu 14: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm
-
A. màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương.
- B. màng cơ ở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
- C. màng cơ ở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
- D. màng cơ ở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.
Câu 15: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ?
- A. 5
- B. 4
- C. 2
-
D. 3
Câu 16: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?
- A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
- B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
-
C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
- D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 17: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
- A. màng cơ sở.
- B. màng tiền đình.
-
C. màng nhĩ.
- D. màng cửa bầu dục.
Câu 18: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
-
A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
- B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
- C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
- D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.