Giải sinh 8 bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, ConKec xin chia sẻ bài Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương Sinh học lớp 8. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

I. Mục tiêu

  • Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương
  • Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay

II. Phương tiện dạy học

  • Hai thanh nẹp dài 30 - 40 cm, rộng 4 - 5 cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6 - 1 cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
  • Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m, nếu không thay bằng cuộn vải sạch
  • Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm, hoặc bằng gạc y tế.

III. Nội dung và cách tiến hành

* Hãy nêu nguyên nhân gây gãy xương

Hướng dẫn:

Các nguyên nhân gãy xương: Tai nạn trong lao động, chạy nhảy, chơi thể thao, vi phạm an toàn giao thông, mang vác nặng, ngã…

* Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Hướng dẫn:

  • Mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.
  • Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.
  • Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

* Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý điều gì?

Hướng dẫn:

Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần chú ý:

  • Đội mũ bảo hiểm.
  • Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
  • Đi trên đường cần chú ý quan sát.

* Khi gặp người tai nạn gãy xương, có nên nắn tại chỗ xương gãy không? Vì sao?

Hướng dẫn:

  • Khi gặp người tai nạn gãy xương, không nên nắn tại chỗ xương gãy, vì:
  • Khi nắn có thể làm chỗ xương gãy đâm vào mạch máu, cơ, dây thần kinh, gây rách cơ, da; thậm chí có thể gây chết người do mất máu (không cầm máu được khi xương đâm vào mạch máu).

Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải:

  • Đặt nạn nhân nằm yên.
  • Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
  • Tiến hành sơ cứu.

1. Phương pháp sơ cứu

  • Đặt nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp băng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
  • Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và bên chỗ xương gãy

Giải sinh 8 bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

2. Băng bó cố định

  • Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng cần cuốn chặt.
  • Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay.

Giải sinh 8 bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

  • Với xương chân thì băng từ cổ chân vào.

Giải sinh 8 bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

IV. Thu hoạch

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay

Phương pháp sơ cứu: 

  • Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
  • Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

Băng bó cố định:

  • Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
  • Băng cần quấn chặt
  • Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 8, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk sinh học 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.