Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa. Sau khi thức ăn được tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản, chúng được biến đổi ở dạ dày. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Đó là nội dung của bài 27. Sau đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Cấu tạo dạ dày
- Cấu tạo ngoài
- Hình túi, thắt 2 đầu
- Dung tích khoảng 3 lít
- Cấu tạo trong, thành dạ dày có 4 lớp:
- Lớp màng ngoài
- Lớp cơ: dày, khỏe gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc: nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị
II. Tiêu hóa ở dạ dày
- Thành phần dịch vị:
- Nước 95%
- Enzim pepsin
- HCl và chất nhày: 5%
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn:
- Đảo trộn thức ăn
- Tiết dịch vị
- Hoạt động tiêu hóa của enzim pepsin
- Co bóp đẩy thức ăn xuống ruột
- Thức ăn G, L chỉ bị biến đổi về mặt lí học còn P bị biến đổi về mặt hóa học
- Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày từ 3- 6 tiếng tùy loại thức ăn.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 4: Trang 89 - sgk Sinh học 8
Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?