Cơ thể nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ cơ quan phân tích. Trong bài 49, chúng ta tìm hiểu về cơ quan phân tích thị giác. Sau đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Cơ quan phân tích
- Cơ quan thụ cảm ----(dây thần kinh) ---> Bộ phận phân tích trung ương
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
II. Cơ quan phân tích thị giác
- Tế bào thụ cảm thị giác --- (dây thần kinh thị giác - dây số II) ---> Vùng thị giác ở thùy chẩm
1. Cấu tạo cầu mắt
- Cầu mắt:
- Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
- Màng mạch: phía trước là lòng đen,lỗ đồng tử, thủy dịch và thể thủy tinh.
- Màng lưới: gồm các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón và tế bào que), phía sau có điểm mù và điểm vàng
- Môi trường trong suốt:
- Thủy dịch
- Thể thủy tinh
- Dịch thủy tinh
2. Cấu tạo màng lưới
- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
- Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
- Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón
- Điểm mù không có tế bào thụ cảm thị giác
3. Sự tạo ảnh trên màng lưới
- Ánh sáng đi qua màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tạo ảnh trên màng lưới nhỏ hơn và ngược chiều so với vật.
- Thể thủy tinh có khả năng điều tiết để ảnh của vật rơi vào điểm vàng và ta có thể nhìn rõ vật.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 158 - sgk Sinh học 8
Mô tả cấu tạo của cầu mất nói chung và màng lưới nói riêng.
Xem lời giải
Câu 1: Trang 158 - sgk Sinh học 8
Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt
Xem lời giải
Câu 3: Trang 158 - sgk Sinh học 8
Tiến hành thí nghiệm sau:
- Đặt bút bi Thiên Long có màu trước mắt, cách mắt 25 cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy rõ màu không?
- Chuyển dần bút sang phải và giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy rõ màu và chữ nữa không? Hãy giải thích vì sao?