Trắc nghiệm sinh học 8 bài 45: Dây thần kinh tủy

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 bài 45: Dây thần kinh tủy. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì ?

  • A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm

  • B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương

  • C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng
  • D. Tất cả các phương án còn lại trên

Câu 2: Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ?

  • A. Rễ li tâm

  • B. Rễ cảm giác

  • C. Rễ vận động
  • D. Rễ hướng tâm

Câu 3: Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì? 

  • A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương
  • B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm

  • C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan đáp ứng

  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Dây thần kinh được cấu tạo từ thành phần nào?

  • A. Rễ cảm giác

  • B. Rễ vận động

  • C. Bó sợi thần kinh cảm giác

  • D. Bó sợi hướng tâm và bó sợi li tâm

Câu 5: Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ?

  • A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác.

  • B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động

  • C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác

  • D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động

Câu 6: Đặc điểm hoạt động của các dây thần kinh tủy là: 

  • A. Chỉ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác

  • B. Chỉ dẫn truyền xung thần kinh vận động

  • C. Dẫn truyền cả xung vận động và xung cảm giác
  • D. Không dẫn truyền xung thần kinh

Câu 7: Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ?

  • A. 31 đôi
  • B. 12 đôi

  • C. 26 đôi

  • D. 15 đôi

Câu 8: Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

  • A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không

  • B. Tất cả các chi đều không co
  • C. Tất cả các chi đều co

  • D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại

Câu 9: Sợi thần kinh hướng tâm dẫn xung thần kinh đến đâu?

  • A. Trung khu xử lý thông tin
  • B. Cơ quan thụ cảm

  • C. Cơ quan trả lời kích thích

  • D. Dây thần kinh li tâm

Câu 10: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

  • A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động)
  • B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích

  • C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động

  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 11: Ếch sau khi bị xử lý cắt rễ sau của tủy sẽ có phản ứng gì với kích thích mới?

  • A. Choáng tạm thời

  • B. Phản ứng chậm

  • C. Không có phản ứng gì
  • D. Liệt chi bị cắt rễ sau

Câu 12: Rễ sau ở tủy sống là

  • A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động.

  • B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động.

  • C. rễ vận động.

  • D. rễ cảm giác

Câu 13: Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

  • A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không

  • B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại
  • C. Tất cả các chi đều co

  • D. Tất cả các chi đều không co

Câu 14: Tại sao thoát vị đĩa đệm lại có triệu chứng đau?

  • A. Đầu xương va chạm vào nhau

  • B. Dây thần kinh bị chèn ép
  • C. Bao dịch khớp bị dò

  • D. Dây thần kinh bị xoắn lại

Câu 15: Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy ?

  • A. Rễ vận động
  • B. Hạch thần kinh

  • C. Lỗ tủy

  • D. Hành não

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng:

  • A. Dây thần kinh là dây pha
  • B. Sợi li tâm dẫn xung thần kinh về tủy sống

  • C. Rễ trước tủy sống là rễ vận động

  • D. Dây thần kinh tủy dẫn thông tin về não

Câu 17: Nếu bị hủy tủy sống, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng gì?

  • A. Liệt toàn thân, mất cảm giác
  • B. Liệt toàn thân, vẫn còn cảm giác

  • C. Vẫn cử động được, mất cảm giác

  • D. Bị choáng tạm thời

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.