Trắc nghiệm sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hệ tuần hoàn gồm tim và ........., tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi (O2) và (CO2). Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.

  • A. Hệ mạch
  • B. Sự trao đổi chất
  • C. (O2) và (CO2)
  • D. Vòng tuần hoàn lớn

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
  • B. Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch
  • C. Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, rồi đến tĩnh mạch
  • D. Tim không chỉ co bóp đẩy máu đi mà còn tạo sức hút kéo máu về.

Câu 3: Loại mạch nào dưới đây có van?

  • A. Động mạch cảnh
  • B. Mao mạch phổi
  • C. Tĩnh mạch cảnh trong
  • D. Tĩnh mạch đùi

Câu 4: Loại mạch máu nào chuyên vận chuyển máu nuôi tim?

  • A. Động mạch phổi và tĩnh mạch phổi
  • B. Động mạch chủ
  • C. Tĩnh mạch chủ
  • D. Động mạch vành và tĩnh mạch vành

Câu 5: Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim là chức năng của:

  • A. Cung động mạch chủ
  • B. Tĩnh mạch chủ dưới
  • C. Hệ mạch 
  • D. Động mạch vành phải

Câu 6: Ở trạng thái gắng sức thì so với người bình thường, vận động viên có

  • A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
  • D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

Câu 7: Vận tốc máu chảy trong thành mạch theo trình tự nào?

  • A. Động mạch - tĩnh mạch - mao mạch
  • B. Động mạch - mao mạch - tĩnh mạch
  • C. Tĩnh mạch - động mạch - mao mạch
  • D. Tĩnh mạch - mao mạch - động mạch

Câu 8: Huyết áp là gì?

  • A. Là vận tốc máu trong mạch
  • B. Là áp lực máu trong mạch được tạo ra khi tim co bóp
  • C. Là sức đẩy do tim tạo ra
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim người bình thường và vận động viên khác nhau như thế nào? 

  • A. Nhịp tim vận động viên chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn
  • B. Nhịp tim vận động viên nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn
  • C. Nhịp tim vận động viên nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn
  • D. Nhịp tim vận động viên chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn

Câu 10: Với vết thương chảy máu động mạch (Không phải ở tay, chân) ta phải ấn tay vào động mạch

  • A.  Xa vết thương (trên phía tim)
  • B. Gần vết thương
  • C. Xa vết thương (về phía tim)
  • D. Gần vết thương (về phía tim)

Câu 11: Các hoạt động nào hàng ngày có tác dụng rèn luyện tim mạch?

  • A.  Xa vết thương (trên phía tim)
  • B. Lao động vừa sức
  • C. Xoa bóp, luyện khí công
  • D. Cả ba ý trên

Câu 12: Máu được vận chuyển liên tục qua hệ mạch nhờ:

  • A. Sức đẩy khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch
  • B. Sức hút khi tim dãn hút máu từ tĩnh mạch vào tim
  • C. Sức đẩy do sự co dãn của các cơ bắp quanh thành mạch
  • D. Cả ba ý trên

Câu 13: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

  • A.  dưới 120/80 mmHg
  • B. trên 140/90 mmHg
  • C. từ 120/80 - 140/90 mmHg
  • D. Cả ba ý trên đều sai

Câu 14: Yếu tố nào giúp máu lưu thông trong động mạch?

  • A. Sự co dãn của thành mạch
  • B. Sức đẩy của tim
  • C. Sự liên kết của dịch tuần hoàn
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 15: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?

  • A. Phôtpholipit
  • B. Ơstrôgen
  • C. Côlesterôn
  • D. Testosterôn

Câu 16: Máu di chuyển chậm nhất trong:

  • A. Động mạch
  • B. Mao mạch
  • C. Tỉnh mạch
  • D. Động mạch và tĩnh mạch

Câu 17: Các biện pháp nào cần để bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại?

  • A.  Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
  • B. Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch
  • C. Hạn chế ăn các thực ăn có hại cho tim mạch
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 18: Trong các bệnh bên dưới, bệnh nào có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?

  • A. Bệnh thấp khớp 
  • B. Bệnh nước ăn chân 
  • C. Bệnh tay chân miệng
  • D. Bệnh á sừng

Câu 19: Tim ta luôn luôn đập không ngừng nghỉ, lý do nào tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi?

  • A. Tim làm việc 0,4s và nghỉ ngơi 0,4 giây xen kẽ nhau
  • B. Tim nhỏ
  • C. Khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể
  • D. Tim làm việc theo chu kì

Câu 20: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần?

  • A. 85 lần
  • B. 75 lần
  • C. 60 lần
  • D. 90 lần

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.