Câu 1: Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều hòa thân nhiệt?
-
A. Da
- B. Phổi
- C. Lưỡi
- D. Bàn chân
Câu 2: Nhiệt độ cơ thể con người ổn định ở bao nhiêu độ C?
- A. 36
-
B. 37
- C. 38
- D. 39
Câu 3: “Nổi da gà” là hiện tượng gì?
- A. Tăng thoát nhiệt
- B. Tăng sinh nhiệt
-
C. Giảm thoát nhiệt
- D. Giảm sinh nhiệt
Câu 4: Nhiệt lượng được tỏa ra bên ngoài chủ yếu qua?
- A. Nước tiểu
-
B. Da
- C. Khí thở ra
- D. Phân
Câu 5: Thân nhiệt được duy trì nhờ?
-
A. Quá trình dị hóa
- B. Quá trình đồng hóa
- C. Hoạt động tư duy
- D. Ý thức của con người
Câu 6: Ta có thể sử dụng thiết bị nào để đo thân nhiệt?
- A. Vôn kế
-
B. Nhiệt kế
- C. Lực kế
- D. Ampe kế
Câu 7: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt?
- A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ nội tiết
-
C. Hệ thần kinh
- D. Hệ bài tiết
Câu 8: Vào mùa hè trời nóng oi bức, chúng ta nên mặc áo chống nắng màu gì?
- A. Màu đen
- B. Màu tối
-
C. Màu trắng
- D. Màu tím
Câu 9: Để giữ cân bằng thân nhiệt cần giữ cân bằng:
- A. Lượng khí hít vào và thở ra
- B. Lượng thức ăn và lượng phân thải ra
-
C. Quá trình sinh nhiệt và mất nhiệt
- D. Lượng nước uống vào và lượng nước thải ra qua nước tiểu và mồ hôi
Câu 10: Điều nào dưới đây đúng khi nói về phản ứng của cơ thể khi trời lạnh?
- A. Mao mạch co lại
- B. Cơ chân lông co
- C. Thường có phản xạ run
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11: Vì sao khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?
- A. Mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt, khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- B. Mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
-
C. Mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- D. Mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Câu 12: Nhóm động vật sau đây thuộc động vật biến nhiệt là?
- A. Chuột, thỏ, hươu, nai
- B. Châu chấu, ếch đồng, cá rô phi
- C. Ngựa, cừu, dê, hổ
-
D. Voi, gà, bồ câu, vịt
Câu 13: Tại sao lạc đà có thể sống trong môi trường hoang mạc khắc nghiệt?
- A. Đệm móng chân dày
- B. Cho phép thân nhiệt tăng lên giảm sự mất nước
- C. Lông bờm
-
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 14: Thế nào là thân nhiệt ổn định?
- A. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát
- B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
- C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
-
D. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
Câu 15: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
- A. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào
-
B. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt
- C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 16: Cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào khi lao động nặng?
- A. Dãn mạch máu dưới da
- B. Vã mồ hôi
- C. Run
-
D. Cả A và B
Câu 17: Để giúp vừa chống nóng, lại vừa chống lạnh, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào dưới đây?
- A. Ăn nhiều tinh bột
- B. Uống nhiều nước
- C. Giữ ấm vùng cổ
-
D. Rèn luyện thân thể
Câu 18: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt là:
- A. Giúp điều hòa co dãn mạch máu dưới da
- B. Giúp điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi
- C. Giúp co duỗi chân lông
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 19: Loài động vật sau đây có thân nhiệt ổn định đối với môi trường là?
- A. Trâu
- B. Mèo
- C. Lợn
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 20: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?
- A. Tai
-
B. Hậu môn
- C. Miệng
- D. Nách