Câu 1: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào?
-
A. Cơ hoành.
- B. Cơ ức đòn chũm.
- C. Cơ liên sườn.
- D. Cơ nhị đầu.
Câu 2: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
- A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài.
- B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong.
- C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài.
-
D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
- B. Màu đỏ hồng.
-
C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.
Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
- A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
-
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
- C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
- D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 5: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
- A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
- B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
-
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 6: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
- A. Thanh quản.
-
B. Thực quản.
- C. Khí quản.
- D. Phế quản.
Câu 7: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
- A. Dịch nhân.
-
B. Nhân con.
- C. Nhiễm sắc thể.
- D. Màng nhân.
Câu 8: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
-
A. dung tích sống của phổi.
- B. lượng khí cặn của phổi.
- C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
- D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 9: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến
- A. cơ quan sinh dục.
- B. cơ quan hô hấp
-
C. cơ quan bài tiết.
- D. cơ quan tiêu hoá.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
- A. Xương cột sống hình cung.
-
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên.
- C. Bàn chân phẳng.
- D. Xương đùi bé.
Câu 11: Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 1.
- D. 4.
Câu 12: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?
- A. Mô máu.
-
B. Mô cơ trơn.
- C. Mô xương.
- D. Mô mỡ.
Câu 13: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
- A. 75%.
- B. 60%.
- C. 45%.
-
D. 55%.
Câu 14: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- A. 1000 – 1500 ml.
-
B. 800 – 1200 ml.
- C. 400 – 600 ml.
- D. 500 – 800 ml.
Câu 15: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?
-
A. Lớp dưới niêm mạc.
- B. Lớp niêm mạc.
- C. Lớp cơ.
- D. Lớp màng bọc.
Câu 16: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh ?
- A. Ăn nhiều tinh bột.
- B. Uống nhiều nước.
-
C. Rèn luyện thân thể.
- D. Giữ ấm vùng cổ.
Câu 17: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
- A. glixêrol và vitamin.
- B. glixêrol và axit amin.
- C. nuclêôtit và axit amin.
-
D. glixêrol và axit béo.
Câu 18: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?
- Mô xương cứng.
-
B. Mô xương xốp.
- C. Sụn bọc đầu xương.
- D. Màng xương.
Câu 19: Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ?
-
A. Rượu trắng.
- B. Nước lọc.
- C. Nước khoáng.
- D. Nước ép trái cây.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là chính xác ?...
- A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
-
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
- C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
- D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.
Câu 21: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ?
1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị.
2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị.
3. Sự co bóp của các cơ dạ dày.
- A. 1, 2, 3.
- B. 1, 3.
-
C. 2, 3.
- D. 1, 2.
Câu 22: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
- A. 400 cơ.
-
B. 600 cơ.
- C. 800 cơ.
- D. 500 cơ.
Câu 23: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
- A. 0,3 giây.
-
B. 0,4 giây.
- C. 0,5 giây.
- D. 0,1 giây.
Câu 24: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dướiđây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?.....
-
A. Kháng nguyên – kháng thể.
- B. Kháng nguyên – kháng sinh.
- C. Kháng sinh – kháng thể.
- D. Vi khuẩn – prôtêin độc.
Câu 25: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
-
A. 3000 – 3500 ml.
- B. 2500 – 3000 ml.
- C. 1000 – 2000 ml.
- D. 800 – 1500 ml.
Câu 26: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
- A. họng và phế quản.
- B. phế quản và mũi.
- C. họng và thanh quản
-
D. thanh quản và phế quản.
Câu 27: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
- A. Nhóm máu O.
-
B. Nhóm máu AB.
- C. Nhóm máu A.
- D. Nhóm máu B.
Câu 28: Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra
- A. phản lực.
-
B. lực đẩy.
- C. lực kéo.
- D. lực hút.
Câu 29: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ?
- A. Tổng hợp chất mới.
- B. Sinh công.
- C. Sinh nhiệt.
-
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 30: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?
- A. Phôtpholipit.
- B. Ơstrôgen.
-
C. Côlesterôn.
- D. Testosterôn.