Trắc nghiệm sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

  • A. (1) mô xương cứng; (2) ra ngoài
  • B. (1) mô xương xốp; (2) vào trong
  • C. (1) màng xương; (2) ra ngoài
  • D. (1) màng xương; (2) vào trong

Câu 2: Nan xương có tác dụng gì?

  • A. làm cho xương lớn lên về bề ngang.
  • B. sinh hồng cầu.
  • C. phân tán lực tác động
  • D. Cả B và C.

Câu 3: Xương to ra về bề ngang là nhờ:

  • A. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.
  • B. các mô xương cùng phân chia tạo ra những tế bào xương
  • C. các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.
  • D. cả A và B.

Câu 4: Vai trò của khoang xương trẻ em là:

  • A. giúp xương dài ra.
  • B. giúp xương lớn lên vể chiều ngang
  • C. chứa tuỷ đỏ, là nơi sản sinh hồng cầu.
  • D. nuôi dưỡng xương.

Câu 5: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là:

  • A. sắt
  • B. canxi
  • C. phôtpho
  • D. Magiê

Câu 6: Chất khoáng có chức năng là:

  • A. làm cho xương bền chắc.
  • B. làm cho xương có tính mềm dẻo.
  • C. làm cho xương tăng trưởng.
  • D. cả A và B.

Câu 7: Vai trò của chất hữu cơ trong xương là:

  • A. Tạo ra tính cứng, chắc cho xương
  • B. Tạo ra tính đàn hồi dẻo dai cho xương
  • C. Làm tăng khả năng chống chịu lực cho xương
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Chất cốt giao có chức năng:

  • A. Làm cho xương bền chắc.
  • B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.
  • C. Làm cho xương tăng trưởng.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Hai tính chất cơ bản của xương là gì?

  • A. Vận động và đàn hồi
  • B. Đàn hồi và rắn chắc
  • C. Co rút và rắn chắc
  • D. Vận động và co rút

Câu 10: Trong các đốt xương được nêu sau đây, xương dài là:

  • A. Xương sống
  • B. Xương đòn
  • C. Xương vai
  • D. Xương sọ

Câu 11: Xương dài có đặc điểm là:

  • A. đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
  • B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng
  • C. xương hình ống, mô xương xổp gồm các nan xương.
  • D. cả A và C.

Câu 12: Xương dài nhất trong cơ thể người là:

  • A. xương sống.
  • B. xương đùi.
  • C. xương cánh tay.
  • D. xương sườn.

Câu 13: Chức năng của mô xương xốp là:

  • A. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.
  • B. nuôi dưỡng xương.
  • C. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
  • D. chịu lực, đảm bảo vững chắc.

Câu 14: Trong các xương dưới đây, xương dẹt là:

  • A. Xương cánh chậu
  • B. Xương bả
  • C. Các xương sọ
  • D. Các A, B, C đều đúng

Câu 15: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?

  • A. Xương đốt sống
  • B. Xương bả vai
  • C. Xương cánh chậu
  • D. Xương sọ

Câu 16: Sụn tăng trưởng có chức năng gì?

  • A. Giúp xương giảm ma sát
  • B. Tạo các mô xương xốp
  • C. Giúp xương to ra về bề ngang
  • D. Giúp xương dài ra.

Câu 17: Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh ra:

  • A. tiểu cầu.
  • B. hồng cầu.
  • C. bạch cầu limphô.
  • D. đại thực bào.

Câu 18: Chức năng của tủy xương là:

  • A. làm giảm ma sát trong khớp xương.
  • B. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.
  • C. nuôi dưỡng xương.
  • D. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.

Câu 19: Chức năng của sụn đầu xương là

  • A. làm giảm ma sát trong khớp xương.
  • B. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
  • C. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.
  • D. giúp cho xương dài ra.

Câu 20: Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?

  • A. Vì xương không dài ra dược
  • B. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi.
  • C. Vì hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được.
  • D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hoá xương hết nên xương không dài ra được.

Câu 21: Xương ngắn có đặc điểm

  • A. xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
  • B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.
  • C. xương hình ống, mô xương xốp ở đầu xương gồm các nan xương.
  • D. cả A và B.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.