Trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở

  • A. Nhân xám ở trụ não và đoạn giữa của tuỷ sống.
  • B. Chất xám ở vỏ não.
  • C. Nhân xám ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống.
  • D. Nhân xám ở sừng bên của tuỷ sống.

Câu 2: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ?

  • A. Màng giác
  • B. Thủy dịch
  • C. Dịch thủy tinh
  • D. Thể thủy tinh

Câu 3: Mống mắt còn có tên gọi khác là

  • A. lòng đen.
  • B. lỗ đồng tử.
  • C. điểm vàng.
  • D. điểm mù.

Câu 4: Trụ não cấu tạo từ các thành phần nào ?

  • A. Các rễ trước và rễ sau thần kinh
  • B. Chất xám và chất trắng
  • C. Một phần tủy sống
  • D. Chỉ có chất xám hoặc chất trắng

Câu 5: Nơron có nhiệm vụ

  • A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
  • B. Cảm ứng và hưng phấn xung thần kinh,
  • C. Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
  • D. Cảm ứng, hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 6: Chức năng của rễ tủy là gì?

  • A. Rễ trước dẫn truyền xung động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng
  • B. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
  • C. Thực hiện trọn vẹn các cung phản xạ
  • D. Cả A và B

Câu 7: Bệnh vể mắt có đặc điểm

  • A. Dễ lây lan do dùng chung khăn với người bệnh.
  • B. Tắm rửa trong ao tù.
  • C. Do dùng chung bát đũa.
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến viễn thị là

  • A. Do cầu mắt dài bẩm sinh.
  • B. Do đọc sách không đúng cách, không giữ đúng khoảng cách,
  • C. Do vệ sinh không sạch.
  • D. Do cầu mắt ngắn, hoặc do thuỷ tinh thể bị lão hoá.

Câu 9: Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?

  • A. Xương bàn đạp, xương đe, xương búa
  • B. Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
  • C. Xương đe, xương búa, xương bàn đạp
  • D. Xương búa, xương đe, xương bàn đạp

Câu 10: Trong cơ quan phân tích thính giác, bộ phận nào trực tiếp thu nhận kích thích?

  • A. Tế bào thụ cảm thính giác
  • C. Vành tai
  • B. Màng nhĩ
  • D. Cả A, B và C

Câu 11: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

  • A. phương tiện
  • B. cơ sở
  • C. nền tảng
  • D. mục đích

Câu 12: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
  • C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
  • D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

Câu 13: Chức năng của hệ thần kinh là

  • A. Điều khiển, điều hoà, phối hợp mọi hoạt động của các hệ cơ quanẵ
  • B. Điều hoà mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan,
  • C. Điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan.
  • D. Phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan.

Câu 14: Phản xạ có điều kiện có đặc điểm

  • A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.
  • B. Được hình thành trong đời sống cá thể.
  • C. Có thể mất đi nếu không được nhắc lại.
  • D. Cả A và B.

Câu 15: Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ?

  • A. Trung ương nằm ở đại não
  • B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn
  • C. Nơron sau hạch có bao miêlin.
  • D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn

Câu 16: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu ?

  • A. 2300 – 2500 $cm^{2}$
  • B. 1800 – 2000 $cm^{2}$
  • C. 2000 – 2300 $cm^{2}$
  • D. 2500 – 2800 $cm^{2}$

Câu 17: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng

  • A. tương tự nhau.
  • B. giống hệt nhau.
  • C. đối lập nhau.
  • D. đồng thời với nhau.

Câu 18: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

  • A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  • B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
  • C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  • D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.

Câu 19: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

  • A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.
  • B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
  • C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.
  • D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Câu 20: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của

  • A. ngôn ngữ.
  • B. tư duy.
  • C. trí nhớ.
  • D. phản xạ không điều kiện.

Câu 21: Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?

  • A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.
  • B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.
  • C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.
  • D. Tất cả các phương án trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.