Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các xương được gắn với nhau nhờ các khớp, có mấy loại khớp?

  • A. 1 loại
  • B. 2 loại
  • C. 3 loại
  • D. 4 loại

Câu 2: Loại xương nào dưới đây tham gia cấu tạo nên lồng ngực ?

  • A. Xương cột sống
  • B. Xương ức
  • C. Xương sườn
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Xương duy nhất của đầu còn cử động được là:

  • A. Xương hàm trên
  • B. Xương bướm
  • C. Xương hàm dưới
  • D. Xương mũi

Câu 4: Khớp bất động có chức năng là:

  • A. bảo vệ.
  • B. đảm bảo cho cơ thể có thể vận động dễ dàng.
  • C. hạn chế hoạt động của các khớp.
  • D. cả A và B.

Câu 5: Khớp bán động có chức năng là:

  • A. bảo vệ.
  • B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
  • C. hạn chế hoạt động của các khớp.
  • D. cả A và B.

Câu 6: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?

  • A. Khớp khuỷu tay
  • B. Khớp xương hộp sọ.
  • C. Khớp giữa các đốt sống
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Khớp động có chức năng là:

  • A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể
  • B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
  • C. hạn chế hoạt động của các khớp
  • D. tăng khả năng đàn hồi

Câu 8: Xương đầu được chia thành 2 phần là:

  • A. Mặt và cổ
  • B. Mặt và não
  • C. Mặt và sọ
  • D. Đầu và cổ

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo xương đầu của người như thế nào?

  • A. Tỉ lệ sọ nhỏ hơn tỉ lệ mặt
  • B. Tí lệ sọ và mặt bằng nhau
  • C. Tỉ lệ sọ lớn hơn tỉ lệ mặt
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Bộ xương người gồm những phần nào?

  • A. Phần thân và phần chân tay.
  • B. Phần đầu và phần thân.
  • C. Phần đầu, phần thân và phần tay chân
  • D. Phần mặt, phần thân và chân tay

Câu 11: Các khớp xương sọ thuộc kiểu:

  • A. Bất động
  • B. Bán động
  • C. Động
  • D. Cả A, B và C

Câu 12: Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?

  • A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân
  • B. Khớp giữa các xương hộp sọ
  • C. Khớp giữa các đốt sống
  • D. Khớp giữa các đốt ngón tay

Câu 13: Khớp động linh hoạt hơn khớp bán động là do:

  • A. Khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng.
  • B. Giữa khớp có bao chứa dịch.
  • C. Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 14: Khớp động cử động dễ dàng là nhờ:

  • A. Hai đầu xương có sụn trơn, bóng, giữa có một bao chứa dịch khớp.
  • B. Phẳng, hẹp.
  • C. Hình răng cưa khớp với nhau.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15: Loại khớp nào sau đây thuộc khớp động ?

  • A. Khớp khuỷu tay
  • B. Khớp xương hộp sọ.
  • C. Khớp giữa các đốt sống
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Khớp xương sau đây thuộc loại khớp động là:

  • A. Khớp giữa 2 xương cẳng tay (xương trụ và xương quay)
  • B. Khớp giữa các xương đốt sống
  • C. Khớp giữa xương sườn và xương ức
  • D. Khớp giữa xương cẳng tay và xương cánh, tay

Câu 17: Ổ khớp chỉ có ở:

  • A. khớp động
  • B. khớp bán động
  • C. khớp bất động
  • D. khớp sụn

Câu 18: Xương chi trên có nhiệm vụ chính là

  • A. Bảo vệ cơ thể
  • B. Nâng đỡ cơ thể
  • C. Vận động
  • D. Cả A và B

Câu 19: Chức năng chính của bộ xương là gì?

  • A. Tạo khung năng đỡ cơ thể giúp cơ thể có hình dáng nhất định
  • B. Tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan
  • C. Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động
  • D. Cả A, B và C

Câu 20: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

  • A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
  • B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
  • C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 21: Bộ xương người có nhiểu đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động thể hiện ở:

  • A. hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.
  • B. cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.
  • C. chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.
  • D. cả A và B.

Câu 22: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?

  • A. 1 đôi
  • B. 2 đôi
  • C. 3 đôi
  • D. 4 đôi

Câu 23: Loại xương nào dưới đây là xương ngắn?

  • A. Xương cổ tay
  • B. Xương cẳng tay
  • C. Xương đốt sống
  • D. Xương bả vai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.