Câu 1: Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây ?
- A. Giải phóng năng lượng
- B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
-
C. Tích luỹ năng lượng
- D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp?
- A. Quang hợp là quá trình đồng hóa
- B. Quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ
- C. Quang hợp dự trữ năng lượng cho cơ thể thực vật
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ?
- A. Tổng hợp chất mới
- B. Sinh công
- C. Sinh nhiệt
-
D. Tất cả các phương án kể trên
Câu 4: Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia vào quá trình chuyển hoá đường trong cơ thể ?
- A. Glucagôn
- B. Insulin
- C. Ađrênalin
-
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào?
- A. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng ATP
- B. Hô hấp tế bào là quá trình dị hóa
- C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng có trong chất dinh dưỡng
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành
- A. quang năng.
- B. cơ năng.
-
C. nhiệt năng.
- D. hoá năng.
Câu 7: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ?
-
A. Người cao tuổi
- B. Thanh niên
- C. Trẻ sơ sinh
- D. Thiếu niên
Câu 8: Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá ?
-
A. Nước
- B. Prôtêin
- C. Xenlulôzơ
- D. Tinh bột
Câu 9: Đâu là ví dụ về quá trình đồng hóa ở người?
- A. Tăng trưởng của xương
- B. Khoáng hóa của xương
- C. Tăng trưởng của cơ bắp
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Chuyển hoá cơ bản là
- A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
- B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
- C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
-
D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 11: Vai trò của chuyển hóa cơ bản là:
- A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng
- B. Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực
-
C. Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi
- D. Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt
Câu 12: Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình
- A. đều xảy ra sự tổng hợp các chất.
- B. đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.
-
C. đối lập nhau.
- D. mâu thuẫn nhau.
Câu 13: Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình dị hóa?
- A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản
- B. Tổng hợp chất khí
- C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau
-
D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Câu 14: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan ?
- A. 3
- B. 1
-
C. 2
- D. 4
Câu 15: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu ?
- A. Hạch thần kinh
- B. Dây thần kinh
- C. Tuỷ sống
-
D. Não bộ
Câu 16: Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình đồng hóa?
- A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản
- B. Tổng hợp chất khí
- C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau
-
D. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
Câu 17: Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể
- A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi
- B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá nhỏ hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại nhỏ hơn đồng hoá.
- C. Vào thời điểm lao động, dị hoá nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá nhỏ hơn dị hoá.
-
D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.
Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi vật chất và năng lượng?
-
A. Cơ thể luôn luôn cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển
- B. Cơ thể thỉnh thoảng cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển
- C. Cơ thể thường xuyên cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển
- D. Cơ thể ít khi trao đổi chất và năng lượng vẫn duy trì được sự tồn tại và phát triển