Trắc nghiệm sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sự trao đổi khí giữa máu với tế bào là biểu hiện trao đổi chất ở cấp độ nào?

  • A. Tế bào và phân tử
  • B. Tế bào
  • C. Cơ thể
  • D. Cơ thể và tế bào

Câu 2: Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra như thế nào?

  • A. Ôxi vào tế bào và Cacbônic ở tế bào vào máu
  • B. Ôxi và cacbônic từ tế bào vào máu
  • C. Khí ôxi và cacbônic từ máu vào tế bào
  • D. Cacbônic vào tế bào và ôxi máu vào tế bào

Câu 3: Cơ quan nào dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần?

  • A. Dạ dày
  • B. Gan 
  • C. Ruột non
  • D. Tá tràng

Câu 4: Một sản phẩm quan trọng được gan tiết ra có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa?

  • A. Dịch mật
  • B. HCl
  • C. Pepsin
  • D. Amylase

Câu 5: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào:

  • A. máu và cơ quan bài tiết.
  • B. nước mô và mao mạch máu.
  • C. cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • D. tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.

Câu 6: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua các hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ hô hấp
  • B. Hệ tiêu hóa
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Máu và nước mô vận chuyển đến tế bào những chất gì?

  • A. Prôtêin
  • B. Khí CO2 và muối khoáng
  • C. Lipit
  • D. Các chất dinh dưỡng và O2

Câu 8: Có thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ nào?

  • A. Phân tử
  • B. Tế bào
  • C. Cơ thể
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Hệ bài tiết không thải ra ngoài môi trường thành phần nào dưới đây?

  • A. Mồ hôi
  • B. Nước tiểu
  • C. Phân
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Tại sao nên uống 2 lít nước mỗi ngày?

  • A. Nước đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi đến khắp các tế bào để nuôi cơ thể
  • B. Thông qua quá trình vận chuyển, nước đem theo các chất độc tố, cặn bã ra ngoài thông qua đường tiêu hóa
  • C. Nước điều tiết nhiệt độ cơ thể
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Sản phẩm nào không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?

  • A. Oxi 
  • B. Phân
  • C. Nước tiểu, mồ hôi
  • D. CO2

Câu 12: Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ?

  • A. Vitamin, muối khoáng, nước
  • B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng
  • C. Thức ăn, nước, muối khoáng 
  • D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng

Câu 13: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

  • A. Khí O2 và chất thải
  • B. Khí CO2 và chất thải
  • C. Khí O2 và chất dinh dưỡng
  • D. Khí CO2 và chất dinh dưỡng

Câu 14: Thành phần nào dưới đây không phải là chất thải của hệ hô hấp?

  • A. Nước tiểu
  • B. Mồ hôi
  • C. Khí ôxi
  • D. Cả A, B và C đều không phải là chất thải của hệ hô hấp

Câu 15: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào giống nhau ở điểm nào?

  • A. Đều lấy ôxi thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác
  • B. Đều lấy vào ôxi và các chất cần thiết, đều thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác
  • C. Đều lấy vào ôxi và thải ra cacbonic các sản phẩm phân hủy khác
  • D. Đều lấy vào ôxi và các chất cần thiết thải ra các sản phẩm phân hủy khác

Câu 16: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan nào?

  • A. cơ quan sinh dục.
  • B. cơ quan hô hấp
  • C. cơ quan tiêu hoá.
  • D. cơ quan bài tiết.

Câu 17: Sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào diễn ra ở loại dịch nào?

  • A. dịch bạch huyết.
  • B. nước mô.
  • C. máu.
  • D. nước bọt.

Câu 18: Tại sao mùa đông, trời lạnh thì mọi người hay đi tiểu nhiều hơn?

  • A. Các mạch máu dãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm.
  • B. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  • C. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  • D. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

Câu 19: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?

  • A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.
  • B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.

Câu 20: Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là?

  • A. nước mô
  • B. dịch bạch huyết
  • C. máu
  • D. nước bọt

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG 2: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 4: HÔ HẤP

CHƯƠNG 5: TIÊU HÓA

CHƯƠNG 6: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG 7: BÀI TIẾT

CHƯƠNG 8: DA

CHƯƠNG 9: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT

CHƯƠNG 11: SINH SẢN

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.