Câu 1: Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác:
-
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
- B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
- C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
- D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 2: Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp màng?
- A. 5 lớp
- B. 4 lớp
-
C. 3 lớp
- D. 2 lớp
Câu 3: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?
- A. Màng giác
- B. Thủy dịch
-
C. Dịch thủy tinh
- D. Thể thủy tinh
Câu 4: Cầu mắt được bảo vệ nhờ?
- A. Lông mi
- B. Lông mày
- C. Mi mắt
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Mắt được cấu tạo gồm mấy lớp màng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 6: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.
-
A. Thể thủy tinh
- B. Thủy dịch
- C. Dịch thủy tinh
- D. Màng giác
Câu 7: Bộ phận nào có chức năng tiết nước mắt giúp mắt không bị khô?
- A. Lông mày
- B. Lông mi
-
C. Tuyến lệ
- D. Mi mắt
Câu 8: Mắt nhìn thấy rõ nhất khi ảnh của vật rơi đúng vào:
- A. Điểm mù
-
B. Điểm vàng
- C. Màng giác
- D. Màng mạch
Câu 9: Đâu không phải là tế bào thụ cảm thị giác?
-
A. Tế bào hạch
- B. Tế bào nón
- C. Tế bào que
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ tên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt?
-
A. Màng giác
- B. Màng cứng
- C. Màng mạch
- D. Màng lưới
Câu 11: Mắt được cấu tạo gồm lớp:
- A. Màng cứng
- B. Màng mạch
- C. Màng lưới
-
D. Cả A, B và C
Câu 12: Cầu mắt vận động được là nhờ
- A. Dây thần kinh thị giác
- B. Sự vận động của các cơ mặt
-
C. Cơ vận động mắt
- D. Tất cả các phương án đều sai
Câu 13: Điều gì xảy ra khi ảnh của vật rơi đúng vào điểm mù?
- A. Không nhìn thấy gì vì điểm mù chỉ có các tế bào nón, không có tế bào que
- B. Không nhìn thấy gì vì điểm mù chỉ có các tế bào que, không có tế bào nón
- C. Không nhìn thấy gì vì các tế bào ở điểm mù không được liên hệ với dây thần kinh thị giác
-
D. Không nhìn thấy gì vì điểm mù không có các tế bào thụ cảm thị giác
Câu 14: Trong quá trình phá án, để xác định nạn nhân sống hay chết, các nhà khám nghiệm thường chiếu đèn vào mắt họ. Theo em cơ sở nào để giải thích cho hành động trên?
-
A. Sự co giãn của đồng tử (con ngươi)
- B. Sự co giãn của màng mạch
- C. Sự co giãn của thủy tinh thể
- D. Sự co giãn của màng lưới
Câu 15: Thủy tinh thể có tính chất:
- A. Như một thấu kính phân kỳ
-
B. Như một thấu kính hội tụ
- C. Như một gương cầu lồi
- D. Như một gương cầu lõm
Câu 16: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Khi các tia sáng chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới..(1)..sẽ tác động lên các ..(2).. làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác; xuất hiện ..(3)..theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở ..(4).. của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật”.
- A. (1) Màng lưới, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm
- B. (1) Màng mạch, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy thái dương
-
C. (1) Màng lưới, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm
- D. (1) Màng mạch, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm
Câu 17: Long đặt một chiếc bút bi Thiên Long cách mắt 25cm, ở khoảng cách đó cậu đọc rõ chữ trên bút và thấy bút màu xanh. Sau đó, Long đưa bút sang phải, giữ nguyên khoảng cách, mắt vẫn hướng về phía trước, theo em thì đâu là hiện tượng Long quan sát được?
- A. Càng đưa sang phải bút nhìn càng mờ, không rõ chữ nhưng vẫn thấy bút màu xanh.
- B. Càng đưa san phải bút càng nhìn rõ, vẫn nhìn rõ chữ và bút màu xanh.
-
C. Càng đưa sang phải bút càng mờ, không rõ cả chữ và không rõ màu sắc của bút và cuối cùng không nhìn thấy bút nữa.
- D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 18: Nhiệm vụ của các tế bào nón là:
-
A. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc
- B. Chỉ tiếp nhận màu sắc
- C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu
- D. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh
Câu 19: Mắt người bình thường chỉ có thể nhìn rõ vật khi đủ ảnh sáng, tuy nhiên nhiều loài động vật có khả năng nhìn rõ ban đêm. Đặc điểm nào sau đây giúp chúng nhìn rõ vật trong điều kiện thiếu ánh sáng?
- A. Do các loài này có số lượng tế bào nón trong mắt lớn.
-
B. Do các loài này có số lượng tế bào que trong mắt lớn.
- C. Do các loài này có số lượng tế bào đa cực trong mắt lớn.
- D. Do mắt của các loài này có khả năng cảm biến nhiệt độ bằng mắt.
Câu 20: Tên gọi khác của mống mắt là:
-
A. Lòng đen.
- B. Lỗ đồng tử.
- C. Điểm vàng.
- D. Điểm mù.