Câu 1: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ?
- A. Khoang miệng
- B. Dạ dày
- C. Ruột non
-
D. Tất cả các phương án còn lại'
Câu 2: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ?
-
A. Tuyến tuỵ
- B. Tuyến vị
- C. Tuyến ruột
- D. Tuyến nước bọt
Câu 3: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?
- A. Lactôzơ
- B. Glucôzơ
-
C. Mantôzơ
- D. Saccarôzơ
Câu 4: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?
- A. Thực quản
- B. Ruột già
- C. Dạ dày
-
D. Ruột non
Câu 5: Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành
- A. glucôzơ.
- B. axit béo.
-
C. axit amin.
- D. glixêrol.
Câu 6: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?
-
A. Dịch tuỵ
- B. Dịch ruột
- C. Dịch mật
- D. Dịch vị
Câu 7: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?
-
A. Hấp thụ lại nước
- B. Tiêu hoá thức ăn
- C. Hấp thụ chất dinh dưỡng
- D. Nghiền nát thức ăn
Câu 8: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim ?
-
A. Tĩnh mạch chủ dưới
- B. Tĩnh mạch cảnh trong
- C. Tĩnh mạch chủ trên
- D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?
- A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
- B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
-
C. Tất cả các phương án còn lại
- D. Ăn chậm, nhai kĩ
Câu 10: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- A. 1000 – 1500 ml
-
B. 800 – 1200 ml
- C. 400 – 600 ml
- D. 500 – 800 ml
Câu 11: Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng ?
- A. Nước
- B. Lipit
- C. Vitamin
-
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 12: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
- A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
- B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
-
C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
- D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 13: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
- A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
- B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
- C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
-
D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 14: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào ?
- A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
-
B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
- C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
- A. mắc bệnh sởi.
-
B. nhiễm giun sán.
- C. mắc bệnh lậu.
- D. nổi mề đay.
Câu 16: Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây ?
-
A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Căng thẳng thần kinh kéo dài
- C. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng
- D. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Câu 17: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
-
A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
- D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 18: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan:
- A. Răng, lưỡi, cơ má.
- B. Răng và lưỡi
-
C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
- D. Răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
-
A. Lưỡi nâng lên
- B. Khẩu cái mềm hạ xuống
- C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 20: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?
-
A. Lớp dưới niêm mạc
- B. Lớp niêm mạc
- C. Lớp cơ
- D. Lớp màng bọc
Câu 21: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị.
2. Tiết nước bọt
3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
- A. 1,2,4,6
-
B. 1,4,6,7
- C. 2,4,5,7
- D. 1,4,6,7
Câu 22: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?
- A. Vitamin B1
-
B. Vitamin E
- C. Vitamin C
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 23: Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ?
- A. Nước giải khát có ga
- B. Xúc xích
- C. Lạp xưởng
-
D. Khoai lang