Câu 1: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình nào?
- A. Chỉ có biến đổi lí học
- B. Chỉ có biến đổi hóa học
-
C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học
- D. Chỉ có biến đổi cơ học
Câu 2: Các cơ quan trong khoang miệng bao gồm:
- A. Răng
- B. Lưỡi
- C. Tuyến nước bọt
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Cho các thành phần sau đây:
1. Tuyến nước bọt
2. Lưỡi
3. Răng
4. Môi
5. Cơ nhai và má
Các thành phần tham gia vào biến đổi hóa học ở khoang miệng là:
-
A. 1
- B. 1,3
- C. 5
- D. 2,3,5
Câu 4: Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi như thế nào về mặt cơ học?
- A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.
- B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza
-
C. Cẩn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza.
- D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.
Câu 5: Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?
- A. Lipaza
- B. Mantaza
-
C. Amilaza
- D. Prôtêaza
Câu 6: Hoạt động tạo viên thức ăn có vai trò:
- A. Làm ướt, mềm thức ăn
- B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn
-
C. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt
- D. Thấm nước bọt
Câu 7: Cho các thành phần sau đây:
1. Tuyến nước bọt
2. Lưỡi
3. Răng
4. Môi
5. Cơ nhai và má
Các thành phần tham gia vào biến đổi lí học ở khoang miệng là:
- A. 1,2,3
- B. 2,3,4
- C. 2,3,5
-
D. 1,2,3,4,5
Câu 8: Sau khi nuốt, thức ăn sẽ:
- A. Đi xuống dạ dày
-
B. Đi xuống thực quản
- C. Đi xuống ruột non
- D. Đi xuống ruột già
Câu 9: Tại sao không được cười nói khi ăn?
- A. Vì thanh quản không tạo ra được tiếng nói rõ ràng
- B. Vì nắp thanh quản luôn đóng
-
C. Vì dễ làm thức ăn rơi vào thanh quản
- D. Vì tiêu hóa thức ăn sẽ kém hiệu quả
Câu 10: Độ pH trong nước bọt khoảng bao nhiêu?
- A. 6,5
- B. 8,1
-
C. 7,2
- D. 6,8
Câu 11: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm?
- A. Lactôzơ
- B. Glucôzơ
-
C. Mantôzơ
- D. Saccarôzơ
Câu 12: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
- A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.
-
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
- C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
- D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 13: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?
- A. Dưới lưỡi
-
B. Hai bên mang tai
- C. Dưới hàm
- D. Vòm họng
Câu 14: Vai trò của Enzyme trong quá trình tiêu hóa thức ăn là:
- A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn
-
B. Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn
- C. Tạo môi trường để nhào trộn thức ăn
- D. Tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong thức ăn.
Câu 15: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:
- A. Tiết nước bọt
- B. Nhai và đảo trộn thức ăn
- C. Tạo viên thức ăn
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Nắp thanh quản đóng lại khi nuốt thức ăn giúp:
- A. Viên thức ăn đi xuống nhanh hơn
- B. Thức ăn không trở lại khoang miệng
- C. Tạo áp lực đẩy viên thức ăn đi xuống
-
D. Ngăn thức ăn đi vào đường dẫn khí
Câu 17: Điều nào sẽ xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
- A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Khẩu cái mềm hạ xuống
- C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá
-
D. Lưỡi nâng lên
Câu 18: Ở khoang miệng thức ăn được biến đổi về mặt?
- A. Cơ học
- B. Sinh học
- C. Hóa học
-
D. Cả A và C
Câu 19: Ở người có mấy tuyến nước bọt chính?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 20: Vì sao khi nhai kĩ bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt?
- A. Bánh mì và thức ăn được nhào trộn kỹ
-
B. Bánh mì đã biến thành đường mantôzơ
- C. Nhờ sự hoạt động cùa amilaza
- D. Thức ãn được nghiền nhuyễn