Trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cơ cấu lãnh thổ gồm

  • A. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
  • B. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ
  • C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
  • D. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.

Câu 2: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

  • A. cơ cấu ngành kinh tế.
  • B. cơ cấu thành phần kinh tế.
  • C. cơ cấu lãnh thổ.
  • D. cơ cấu lao động.

Câu 3: Nguồn lực là

  • A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
  • B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
  • C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.
  • D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

  • A. Vai trò.
  • B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
  • C. Mức độ ảnh hưởng.
  • D. Thời gian.

Câu 5: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

  • A. Tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Vốn.
  • C. Vị trí địa lí.
  • D. Thị trường.

Câu 6: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :

  • A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  • C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
  • D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 7: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

  • A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
  • B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
  • C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
  • D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 8: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

  • A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
  • B. Vốn.
  • C. Thì trường tiêu thụ.
  • D. Con người.

Câu 9: Cơ cấu kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên chế độ sở hữu?

  • A. cơ cấu lãnh thổ.
  • B. cơ cấu ngành kinh tế.
  • C. cơ cấu thành phần kinh tế.
  • D. cơ cấu lao động.

Câu 10: Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quôc gia?

  • A. Vùng kinh tế.
  • B. Khu chế xuất.
  • C. Điêm sản xuất.      
  • D. Ngành sản xuất.

Câu 11: Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh

  • A. trình độ phân công lao động xã hội.
  • B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất
  • C. việc sử dụng lao động theo ngành.
  • D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Câu 12:  Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là

  • A. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.
  • B. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.
  • C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
  • D. nông - lâm - ngư nghiệp rât lớn, dịch vụ rất nhỏ.

 Câu 13: Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực?

  • A. Vai trò và thuộc tính.
  • B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
  • C. Mức độ ảnh hưởng.
  • D. Thời gian và công dụng.

Câu 14: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?

  • A. Nguồn gốc.
  • B. Phạm vi lãnh thổ.
  • C. Mức độ ảnh hưởng.
  • D. Thời gian.

Câu 15: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành:

  • A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  • C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
  • D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 16: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?

  • A.Trình độ phân công lao động xã hội.
  • B. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
  • C. Việc sử dụng lao động theo ngành.
  • D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Câu 17: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

  • A. nguồn lực tự nhiên.
  • B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
  • C. nguồn lực bên trong.
  • D. nguồn lực bên ngoài.

Câu 18: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

  • A. nguồn lực tự nhiên.
  • B. nguồn lực tự nhiên – xã hội.
  • C. nguồn lực từ bên trong.
  • D. nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 19: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:

  • A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
  • B. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
  • C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ.
  • D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?

  • A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.
  • B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
  • C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
  • D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 21: Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho

  • A. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định.
  • B. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định.
  • C. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
  • D. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 22: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

  • A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
  • B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
  • C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.
  • D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Câu 23: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

  • A. Nguồn lực tự nhiên.
  • B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
  • C. Nguồn lực bên trong.
  • D. Nguồn lực bên ngoài.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập