Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là

  • A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
  • B. hình thành núi lửa động đất.
  • C. tạo ra các hẻm vực , thung lũng.
  • D. làm xuất hiện các dãy núi.

Câu 2: Nội lực là

  • A. lực phát sinh từ vũ trụ.
  • B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
  • C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
  • D. lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thanh do kết quả của hiện tượng

  • A. đứt gãy.
  • B. biển tiến.
  • C. uốn nếp.
  • D. di chuyển của các địa mảng.

Câu 4: Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

  • A. trồi lên.
  • B. sụt xuống,
  • C. uốn nếp. 
  • D. xô lệch.

Câu 5: Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng được hình thanh do kết quả của hiện tượng

  • A. Núi lửa.
  • B. Uốn xếp.
  • C. Động đất, núi lửa.
  • D. Di chuyển của các địa mảng.

Câu 6: Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển , đó là hậu quả của

  • A. Hiện tượng uốn xếp.
  • B. Hiện tượng đứt gãy.
  • C. Động đất, núi lửa.
  • D. Vận động nâng lên, hạ xuống. 

Câu 7: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A. nguồn năng lượng từ đại dương.
  • B. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
  • D. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

Câu 8: Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực?

  • A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy.
  • B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển.
  • C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển.
  • D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn.

Câu 9: Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?

  • A. Hồng.    
  • B. Cả.
  • C. Thu Bồn.
  • D. Đồng Nai.

Câu 10:  Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

  • A. trồi lên.
  • B. sụt xuống,
  • C. uốn nếp. 
  • D. xô lệch.

Câu 11: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương

  • A. ngang ờ vùng đá cứng.         
  • B. ngang ở vùng đá mềm.
  • C. đứng ở vùng đá mềm. 
  • D. đứng ở vùng đá cứng.

Câu 12: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao sẽ xảy ra hiện tượng.

  • A. Biển tiến.
  • B. Biển thoái.
  • C. Uốn nếp.
  • D. Đứt gãy.

Câu 13:  Vận động nào sau đây tạo ra các dạng địa hào, địa lũy?

  • A. Theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm.
  • B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng.
  • C. Theo phương thẳng đứng ở vùng đá dẻo.
  • D. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng.

Câu 14: Vận động nâng lên, hạ xuống ở nhiều nơi trên lớp vỏ Trái Đất được gọi là

  • A. hiện tượng uốn nếp.
  • B. hiện tượng động đất.
  • C. vận động theo phương nằm ngang.
  • D. vận động theo phương thẳng đứng.

Câu 15: Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận trồi lên được gọi là

  • A. địa hào.
  • B. địa lũy.
  • C. biển tiến.
  • D. biển thoái.

Câu 16: Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nhà nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của

  • A. vận động nâng lên , hạ xuống.
  • B. hiện tượng uốn xếp.
  • C. hiện tượng đứt gãy.
  • D. các trận động đất.

Câu 17:  Vận động làm cho diện tích lớn lục địa bị hạ xuống được gọi là hiện tượng

  • A. biển thoái.
  • B. biển tiến.
  • C. uốn nếp.
  • D. đứt gãy.

Câu 18:  Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là

  • A. vận động tạo núi.
  • B. vận động kiến tạo.
  • C. vận động theo phương thẳng đứng.
  • D. vận động theo phương nằm ngang.

Câu 19: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là

  • A. tạo ra núi lửa, động đất.
  • B. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
  • C. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp.
  • D. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Câu 20: Các lớp đá chỉ bị nứt nẻ, không dịch chuyển mà chỉ tạo nên khe nứt xảy ra trong trường hợp nào sau đây?

  • A.  

    Cường độ tách giãn còn yếu.

  • B. Cường độ tách giãn còn trung bình.
  • C. Cường độ tách giãn còn lớn.
  • D. Cường độ tách giãn còn rất lớn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập