Nội dung bài viết gồm có hai phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
I. Chuẩn bị
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vảnh đai động đất và núi lửa
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
II. Nội dung thực hành
1. Xác định trên hình 10 và bản đồ Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa, bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
* Có 5 vành đai động đất chính:
- Vành đai động đất Thái Bình Dương: bắt đầu từ Niu di lân ngược lên các quần đảo Philipin, Nhật Bản, Camsata, bang Caliphoocnia (Hoa Kì), khu vực Trung Mĩ và dãy An Đét.
- Vành đai động đất Địa Trung Hải: Bắt đầu từ Malayxia kéo dài qua dãy Himalaya đến biển Caxpi, Hắc Hải và Địa Trung Hải.
- Đường động đất dọc theo núi ngầm giữa Đại Tây Dương
- Đường động đất dọc theo sống núi ngầm giữa Ấn Độ Dương
- Đường động đất Đông Phi dọc theo vết đứt gãy sâu của trái đất kéo dài từ các hồ lớn ở Đông Phi men theo bờ Hồng Hải đến biển chất và thung lũng sông Giooc – đan ở I – xra – en.
* Những khu vực tập trung núi lửa:
- Khu vực Thái Bình Dương: Bắt đầu từ Tân Tây Lan lên Irian qua In đô nê xi a, Phi Luật Tân, Nhật Bản, quần đảo Curin, bán đảo Camsatca, miền Tây Bắc Mĩ và tới châu Nam Cực.
- Khu vực Đại Tây Dương: Phân bố ở các đảo Leeland, Acorasm, Canarias, Ascensio.
- Khu vực Địa Trung Hải: Phân bố ở bờ biển các đảo Địa Trung Hải kéo dài đến Tiểu Á và Capcađơ
* Một số dãy núi trẻ trên trái đất:
- Himalaya (châu Á)
- Coocđie (Bắc Mĩ)
- Anđet (Nam Mĩ)
2. Nhận xét sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi.
- Sự phân bố của vùng núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường trùng khớp với nhau.
- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng núi tiếp xúc với các mảng kiến tạo của thạch quyển
* Nguyên nhân:
- Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hoặc tách dãn ra nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa các hoạt động tạo núi.