Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. Tùy thuộc vào điều kiện và địa hình mà dân cư phân bố đông đúc hoặc thưa thớt. Vậy cụ thể tình hình phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

  • Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
  • Công thức tính:

                           Mật độ dân số = Dân số/ Diện tích (người/km2)

2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều trong không gian

  • Dân cư tập trung đông: Tây Âu, Nam Âu, Đông Nam Á…
  • Dân cư tập trung thưa thớt: Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, châu Đại Dương…

b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian

  • Châu Á, Châu Âu giảm dần
  • Châu Đại Dương, Châu Phi, Châu Mĩ tăng lên

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

  • Nhân tố tự nhiên:
    • Khí hậu
    • Nguồn nước
    • Địa hình và đất đai
    • Khoảng sản
  • Nhân tố Kinh tế - xã hội:
    • Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
    • Tính chất nền kinh tế
    • Lịch sử khai thác lãnh thổ
    • Chuyển cư.

II.  Các loại hình quần cư

(Học sinh đọc và tham khảo thêm)

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm

  • Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm: 3 đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

Từ năm 1900 - 2005:

  • Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).
  • Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

  • Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
  • Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
  • Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật, ….

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

  • Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
  • Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
    • Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất)
    • Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 93 – sgk địa lí 10

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét  về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 94 – sgk địa lí 10

Dựa vào bảng 24.2, hãy nên sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 – 2005?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 95 – sgk địa lí 10

Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị  và nông thôn trên thế giới  trong thời kì 1900 – 2005?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 96 – sgk địa lí 10

Căn cứ vào hình 24 (trang 96 - SGK), em hãy cho biết:

  • Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
  • Nhũng châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất?

Xem lời giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 97 – sgk địa lí 10

Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 97 – sgk địa lí 10

Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 97 – sgk địa lí 10

Dựa vào bảng số liệu (trang 97 - SGK), hãy:

  • Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.
  • Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dần số thế giới và các châu lục.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk Địa lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk Địa lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập