Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
a. Xâm thực:
- Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
- Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...
- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...
- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
- Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...
b. Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá
c. Mài mòn:
- Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
- Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ
3. Qúa trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
- Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
- Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá
4. Qúa trình bồi tụ
a. Khái niệm
- Là quá trình tích tụ các vật liệu phá vỡ
b. Hình thức
- Tích tụ dần trên đường theo thứ tự giảm dần theo kích thước và trọng lượng
- Tích tụ và phân lớp theo trọng lượng (khi động năng giảm đột ngột).
c. Kết quả
- Tạo nên các dạng địa hình bồi tụ: Bãi bồi, đồng bằng phù sa, cồn cát, bãi biển, thềm bồi tụ…
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết?
Xem lời giải
Câu 2: Qúa trình bóc mòn là gì ? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành?
Xem lời giải
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ?