Trắc nghiệm địa lí 10: Cấu trúc của trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lý (P5)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 10: Cấu trúc của trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lý (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ở vùng khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do?

  • A. gió thổi quá mạnh
  • B. nhiệt độ quá cao
  • C. độ ẩm quá thấp
  • D. thiếu ánh sáng

Câu 2: Tầng không khí ở đó hình thanh các khối khí khác nhau gọi là?

  • A. Tầng binh lưu.
  • B. Tầng đối lưu.
  • C. Tầng giữa.
  • D. Tầng ion.

Câu 3: Phạm vi của sinh quyển bao gồm các quyển nào dưới đây ?

  • A. Tầng thấp của khí quyển và toàn bộ thủy quyển.
  • B. Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
  • C. Toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
  • D. Toàn bộ thạch quyển và thổ nhưỡng quyển. 

Câu 4: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là:

  • A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
  • B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
  • C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
  • D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh

Câu 5: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ?

  • A. Đất phù sa ngọt.
  • B. Đất feralit đồi núi
  • C. Đất chua phen
  • D. Đất ngập mặn 

Câu 6: Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt trái đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận?

  • A. Tới khí quyển sổ lại phản hồi và không gian.
  • B. Được bề mặt trái đất hấp thụ.
  • C. Được khí quyển hấp thụ
  • D. Tới bề mặt trái đất rồi lại phản hồi và không gian.

Câu 7: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là?

  • A. Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.
  • B. Vi khuẩn, nấm, rễ cây
  • C. Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi , axit hữu cơ
  • D. Sự va đập của gió, sóng ,nước chảy, tác động của con người,..

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là?

  • A. Chuyển động tự quay của trái đất.
  • B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.
  • C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung binh.

Câu 9: Gió biển và gió đất là loại gió?

  • A. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.
  • B. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.
  • C. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi dưỡng ngày và đêm.
  • D. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 10: “Sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.” là biểu hiện của sự phân bố nhiệt độ theo?

  • A. độ cao địa hình
  • B. hướng phơi của sườn núi
  • C. độ dốc địa hình
  • D. lục địa và đại dương

Câu 11: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là?

  • A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
  • B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
  • C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
  • D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

Câu 12: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là?

  • A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
  • B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
  • D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 13: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  • A. Rừng lá kim. Đất pootdôn.
  • B. Thảo nguyên. Đất đen.
  • C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
  • D. Xavan. Đất đỏ, nâu đỏ.

Câu 14: Nhân tố nào sau đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?

  • A. nước ngầm
  • B. thực vật
  • C. các dòng biển
  • D. hồ, đầm

Câu 15: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?

  • A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
  • B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
  • C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn
  • . D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. 

Câu 16: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

  • A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến
  • B. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm
  • C. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm
  • D. Gió thường xuất phát từ các áp cao 

Câu 17: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới?

  • A. Độ tơi xốp của đất.
  • B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
  • C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
  • D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.

Câu 18: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chăn địa hình gây mưa cho sườn phía  tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?

  • A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài
  • B. hiệu ứng phơn khô nóng
  • C. thời tiết lạnh, khô
  • D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa

Câu 19: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ, chủ yếu tập trung vào mùa đông "?

  • A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.
  • C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
  • D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 20: Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, những đỉnh núi cao lượng mưa trong năm lại ít, lí do đỉnh núi cao ít mưa là?

  • A. Ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng, không có mưa.
  • B. Ở đỉnh núi không khí loang, lượng hơi nước ít nên ít mưa.
  • C. Ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên có khí áp cao, hơi nước không bốc lên được, ít mưa.
  • D. Gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nên ít mưa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập