Câu 1: Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?
- A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
- B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
-
C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
- D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.
Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm
- A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
-
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 3: Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do
- A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.
- B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.
-
C. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.
- D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.
Câu 4: Thạch quyển bao gồm
- A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
-
C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.
- D. Lớp vỏ trái đất.
Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là
- A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
- B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
-
D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
Câu 6: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào
- A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.
- B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
- C. nghiên cứu đáy biển sâu.
-
D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất?
- A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
- B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.
-
C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
- D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.
Câu 8: Cấu trúc dọc của Trái Đất từ ngoài vào trong gồm
-
A. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- B. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
- C. nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, lớp Manti.
- D. nhân Trái Đất, vỏ đại dương, lớp Manti.
Câu 9: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ
- A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).
- B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).
-
C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
- D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
Câu 10: Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là
- A. tầng granit, tầng bazan, tầng đá trầm tích.
- B. tầng bazan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
- C. tầng đá trầm tích, tầng bazan, tầng granit.
-
D. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng bazan.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng đá trầm tích?
- A. Phân bố liên tục.
- B. Có nơi mỏng, nơi dày.
- C. Nằm trên cùng của lớp vỏ Trai' Đất.
-
D. Cấu tạo bởi các vật liệu có kích thước lớn.
Câu 12: Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?
- A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
- B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
-
D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.
Câu 13: Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do
-
A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên
- B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời
- C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó
- D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời
Câu 14: Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm
- A. có một ít tầng trầm tích.
-
B. có một ít tầng granit.
- C. không có tầng granit.
- D. không có tầng trầm tích.
Câu 15: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành
-
A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
- B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.
- C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.
- D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.
Câu 16: Dãy núi Himalaya được hình thanh do hai mảng nào xô vào nhau?
- A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
- B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
-
C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
- D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.
Câu 17: Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương?
- A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.
-
B. Mảng Thái Bình Dương.
- C. Mảng Phi.
- D. Mảng Nam Mĩ.
Câu 18: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm
- A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
- B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
- C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
-
D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 19: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có
- A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
- B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
- C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.
-
D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 20: Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động
-
A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á
- B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á
- C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á
- D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á
Câu 21: Sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương là
- A. vỏ lục địa không cấu tạo đủ ba tầng đá như vỏ đại dương.
-
B. vỏ lục địa có chiều dày dày hơn vỏ đại dương.
- C. vỏ đại dương có tầng granit dày hơn vỏ lục địa.
- D. vỏ đại dương có chiều dày dày hơn vỏ lục địa.