Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Biên độ nhiệt của đại dương nhỏ hơn biên độ nhiệt của lục địa vì:

  • A. Nước hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn đất
  • B. Nước hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt chậm hơn đất
  • C. Đại dương phản hồi bức xạ Mặt trời nhiều hơn lục địa
  • D. Đại dương phản hồi bức xạ Mặt trời ít hơn lục địa 

Câu 2:  Vì sao phải chọn một kinh tuyến làm đường đổi ngày quốc tế?

  • A. Do Trái Đất hình cầu, tia sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa nên luôn có 1 nửa là ngày, 1 nửa đêm.
  • B. Ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất đã sinh ra các ngày khác nhau ở hai nửa cầu.
  • C. Trên Trái Đất có nhiều múi giờ và ngày khác nhau
  • D. Do quy ước tính giờ, trên Trái Đ ất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau

Câu 3: Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào vì

  • A. ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ.
  • B. ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn cao.
  • C. ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
  • D. sản phẩm của ngành này phục vụ cho người lao động.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

  • A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuât.
  • B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
  • C. Là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.
  • D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 5: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được

  • A. tiềm năng thủy điện của một đất nước.                         
  • B. sản lượng khai thác than của một đất nước.
  • C. tiềm năng dầu khí của một đất nước.                            
  • D. trình độ phát triển và văn minh của đất nước.

Câu 6: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

  • A. Công nghiệp cơ khí.                                                    
  • B. Công nghiệp năng lượng.
  • C. Công nghiệp điện tử - tin học.                        
  • D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?

  • A. Ít gây ô nhiễm môi trường.                                          
  • B. Không chiếm diện tích rộng.
  • C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.                   
  • D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.

Câu 8: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ?

  • A. Máy tính.                       
  • B. Thiết bị điện tử.               
  • C. Điện tử tiêu dùng.            
  • D. Thiết bị viễn thông.

Câu 9: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

  • A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.                          
  • B. dệt - may, chế biến sữ, sành - sứ - thủy tinh.
  • C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát.                   
  • D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

Câu 10: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào sau đây?

  • A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.
  • B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.
  • C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.
  • D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Câu 11: Khoáng sản nào được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia?

  • A. Than.                              
  • B. Dầu mỏ.                          
  • C. Sắt.                                 
  • D. Mangan.

Câu 12: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi

  • A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.                 
  • B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
  • C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.                 
  • D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

  • A. Nhựa.                             
  • B. Dệt - may.                 
  • C. Da giày.                          
  • D. Sành - sứ - thủy tinh.

Câu 14: Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây?

  • A. Luyện kim.                     
  • B. Nông nghiệp.        
  • C. Xây dựng                        
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 15: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở nào?

  • A. Địa lí 
  • B. Toán học
  • C. Suy đoán của con người
  • D. Các ý trên đều đúng

Câu 16: Nguyên nhân khiến trên Trái Đất có ngày và đêm luân phiên nhau là:

  • A. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục của mình.
  • C. Trái Đất hình cầu nên một nửa được chiếu sáng còn một nủa không được chiếu sáng.
  • D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Câu 17: Dạng địa hình nấm đá được hình thành bởi sự bóc mòn của tác nhân ngoại lực nào sau đây?

  • A. gió.
  • B. nước chảy.
  • C. sóng biển.
  • D. băng hà. 

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về sự thay đổi khí áp?

  • A. Nhiệt độ tăng khí áp tăng.
  • B. Nhiệt độ tăng khí áp giảm.
  • C. Khí áp giảm theo độ cao.
  • D. Hơi nước càng nhiều khí áp càng giảm

Câu 19: Để thể hiện các đối tượng: điểm dân cư, hải cảng , sân bay, mỏ khoáng sản… người ta sử dụng phương pháp: 

  • A. Kí hiệu
  • B. Chấm điểm
  • C. Đường dẳng trị
  • D. Bản đồ  - Biểu đồ

Câu 20: Các đồng bằng châu thổ sông là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình bồi tụ của tác nhân

  • A. nước chảy.
  • B. gió.
  • C. sóng biển.
  • D. băng hà.

Câu 21:  Chuyển động biểu kiến là

  • A. một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời.          
  • B. chuyển động thấy bằng mắt nhưng không thực có.   
  • C. chuyển động có thực của Mặt Trời.                   
  • D. chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy.

Câu 22: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh khi

  • A. Mặt Trời ở vị trí trên đỉnh đầu lúc 11h trưa.   
  • B. Mặt Trời nằm trước đường phân chia sáng tối ở hai bán cầu.
  • C. thời gian điểm 12h trưa mỗi ngày.                  
  • D. tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt Trái Đất.

Câu 23: Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần?

  • A. Nội chí tuyến 
  • B. Vòng cực Nam.          
  • C. Xích đạo.
  • D. Ngoại chí tuyến.

Câu 24: Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

  • A. Giữa hai chí tuyến.
  • B. Ngoại chí tuyến.         
  • C. Từ 23 độ 27’B đến 23 độ 27’N.      
  • D. Xích đạo.

Câu 25: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là: 

  • A. 149,6 nghìn km
  • B. 149,6 triệu km
  • C. 149,6 tỉ km
  • D. 140 triệu km 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập