Trắc nghiệm địa lí 10: Vũ trụ, hệ quả và các chuyển động của trái đất (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 10: Vũ trụ, hệ quả và các chuyển động của trái đất (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do?

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. Trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 2: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là?

  • A. Chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  • B. Chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
  • C. Chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  • D. Chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực

Câu 3: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là?

  • A. Đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ
  • B. Chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh
  • C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại
  • D. Chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định

Câu 4: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào:

  • A. Góc nhập xạ và thời gian được chiếu sáng
  • B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
  • C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
  • D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Câu 5: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm ,nguyên nhân là do?

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. Trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 6: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là?

  • A. Các địa điểm nằm trên xích đạo.
  • B. Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.
  • C. Các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.

Câu 7: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau . Nguyên nhân là?

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 8: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành?

  • A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
  • B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
  • C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
  • D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 9: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian?

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.
  • C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 10: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?

  • A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
  • B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  • C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  • D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời

Câu 11: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là:

  • A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời
  • B. Chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt
  • C. Chuyển động có thực của Mặt Trời
  • D. Chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến. 

Câu 12: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi?

  • A. Chuyển động theo phương kinh tuyến
  • B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 30o
  • C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 60o
  • D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

  • A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
  • B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
  • C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà
  • D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh

Câu 14: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần?

  • A. Mùa hạ.
  • B. Mùa đông.
  • C. Mùa xuân.
  • D. Mùa thu.

Câu 15: Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải?

  • A. Lùi lại 1 ngày lịch.
  • B. Lùi lại 1 giờ.
  • C. Tăng thêm 1 ngày lịch.
  • D. Tăng thêm 1 giờ.

Câu 16: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Ở hai cực.
  • B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên xích đạo

Câu 17: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
  • D. Trái Đất có dạng hình cầu

Câu 18: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là?

  • A. Trái Đất có hình khối cầu.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • D. Tục Trái Đất nghiêng 23o27’.

Câu 19: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là?

  • A. Cực Bắc và cực Nam.
  • B. Vùng từ chí tuyến nên cực.
  • C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.
  • D. Khắp bề mặt trái đất.

Câu 20: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

  • A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.
  • B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.
  • C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.
  • D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sang.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập