Trắc nghiệm địa lí 10: Bản đồ (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 10: Bản đồ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

  • A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
  • B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
  • C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
  • D. Sự khác nhau về màu sắc và hình dạng.

Câu 2: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

  • A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.
  • B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.
  • C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.
  • D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ 

Câu 3: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

  • A. Phân bố với phạm vi rộng rãi
  • B. Phân bố theo những điểm cụ thể
  • C. Phân bố theo dải 
  • D. Phân bố không đồng đều 

Câu 4: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta dùng phương pháp?

  • A. Kí hiệu.
  • B. Bản đồ – biểu đồ.
  • C. Kí hiệu đường chuyển động.
  • D. Chấm điểm.

Câu 5: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

  • A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
  • B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
  • C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình
  • D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng. 

Câu 6: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là?

  • A. 9 km
  • B. 90 km
  • C. 900 km
  • D. 9000 km 

Câu 7: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng?

  • A. các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.
  • B. các mũi tên có màu sắc khác nhau
  • C. các mũi tên có đường nét khác nhau.
  • D. các mũi tên có độ dày mảnh khác nhau. 

Câu 8: Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách.

  • A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  • B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  • C. đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
  • D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó

Câu 9: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùn sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về?

  • A. Màu sắc.
  • B. Diện tích ( độ to nhỏ).
  • C. Nét vẽ.
  • D. Cả ba cách trên.

Câu 10: Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí nào?

  • A. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
  • B. Phương pháp đường đẳng trị.
  • C. Phương pháp kí hiệu theo đường.
  • D. Phương pháp nền chất lượng. 

Câu 11: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

  • A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  • B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
  • C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
  • D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Câu 12: Để thể hiện các mỏ khoáng sản (than, sắt, vàng,…) trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp biểu hiện nào dưới đây?

  • A. Phương pháp kí hiệu.
  • B. Phương pháp chấm điểm.
  • C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
  • D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. 

Câu 13: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

  • A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
  • B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
  • C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
  • D. Bảng chú giải

Câu 14:  Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

  • A. Lịch sử phát triển tự nhiên.
  • B. Hình dạng của một lãnh thổ.
  • C. Sự phân bố các điểm dân cư.
  • D. Vị trí của đối tượng địa lí.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:?

  • A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất
  • B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất
  • C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng
  • D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí

Câu 16: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  • A. Bản đồ khí hậu.
  • B. Bản đồ địa hình.
  • C. Bản đồ địa chất.
  • D. Bản đồ nông nghiệp.

Câu 17: Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu là

  • A. Các đường ranh giới hành chính.
  • B. Các hòn đảo.
  • C. Các điểm dân cư.
  • D. Các dãy núi. 

Câu 18: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

  • A. Học thay sách giáo khoa
  • B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
  • C. Thư giản sau khi học xong bài
  • D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 19: Cho lược đồ sau:

Lược đồ phân bố dân cư châu Á Căn cứ vào lược đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư châu Á?

  • A. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á, Đông Á.
  • B. Dân cư thưa thớt ở khu vực Bắc Á, Nam Á và Đông Á.
  • C. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
  • D. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, thưa thớt hơn ở khu vực Đông Á và Nam Á

. Câu 20: Tỉ lệ 1 : 9.000.000 được hiểu là lcm trên bản đồ ứng với ngoài thực địa là

  • A. 90km.     
  • B. 90m.         
  •  C.90dm.        
  • D. 90cm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập