Trắc nghiệm địa lí 10: Cấu trúc của trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lý (P3)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 10: Cấu trúc của trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lý (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nguyên nhân hình thành sóng thần là?

  • A. gió biển
  • B. lực hấp dẫn của các thiên thể
  • C. động đất, núi lửa
  • D. hoạt động của bão

Câu 2: Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào

  • A. chế độ mưa
  • B. băng tuyết tan
  • C. nước ngầm
  • D. nước trong các ao, hồ

Câu 3: Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do?

  • A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  • B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
  • C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  • D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.

Câu 4: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm?

  • A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
  • B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D. Là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 5: Thủy triều được hình thành do?

  • A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
  • B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
  • C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu.
  • D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh

Câu 6: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả?

  • A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
  • C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
  • D. sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc. 

Câu 7:  Phong hóa hóa học là quá trình?

  • A. Phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
  • B. Phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
  • C. Chủ thiếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.
  • D. Phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.

Câu 8: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên?

  • A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.
  • B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.
  • C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.
  • D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

Câu 9: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là?

  • A. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
  • B. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
  • C. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
  • D. Bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 10: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  • A. Rừng lá kim. Đất pootdôn.
  • B. Thảo nguyên. Đất đen.
  • C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

Câu 11: Hệ quả của hiện tượng đứt gãy là:

  • A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
  • B. hình thành núi lửa, động đất.
  • C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
  • D. làm xuất hiện các dãy núi

Câu 12: Gió đất có đặc điểm:

  • A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
  • B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
  • C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
  • D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày. 

Câu 13: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến?

  • A. Gió Tây ôn đới và gió fơn.
  • B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.
  • C. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới.
  • D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Câu 14: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là

  • A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
  • B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
  • C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng Trái Đất.
  • D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 15: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở Xích đạo là do?

  • A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20 lớn hơn ở Xích đạo. 
  • B. không khí ở vĩ độ 20 trong hơn không khí ở Xích đạo. 
  • C. bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 20  chủ yếu là lục địa, ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở Xích đạo. 
  • D. tầng khí quyển ở vĩ độ 20 mỏng hơn tầng khí quyển ở Xích đạo. 

Câu 16: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do?

  • A. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
  • B. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
  • C. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.
  • D. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao , gây mưa.

Câu 17: “Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là?

  • A. động đất và núi lửa
  • B. bão và động đất.
  • C. bão và lũ lụt
  • D. động đất và sóng thần

Câu 18: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng?

  • A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
  • B. Tăng dần từ xích đạo lên cực.
  • C. Giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
  • D. Giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 19: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau?

  • A. Các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
  • B. Các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.
  • C. Các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.
  • D. Các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.

Câu 20: “Thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h” là đặc điểm của loại sóng nào sau đây:

  • A. sóng thần
  • B. sóng bạc đầu
  • C. sóng nội
  • D. sóng triều

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập