Câu 1: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào
- A. Cung cấp vật chất hữu cơ.
- B. Góp phần làm phá huỷ đá.
- C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
- D. Phân giải, tổng họp chất mùn.
Câu 2: Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất
- A. cung cấp vật chất hữu cơ.
- B. góp phần làm phá huỷ đá.
- C. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
- D. phân giải, tổng hợp chất mùn.
Câu 3: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
- A. làm đá gốc bị phá huỷ.
- B. cung cấp chất hữu cơ.
- C. cung cấp chất vô cơ.
- D. tạo các vành đai đất.
Câu 4: Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là
- A. cung cấp chất hữu cơ.
- B. cung cấp chất vô cơ.
- C. tạo các vành đai đất.
- D. làm phá huỷ đá gốc.
Câu 5: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
- A. Đá mẹ.
- B. Khí hậu.
- C. Địa hình.
- D. Sinh vật.
Câu 6: Nguyên nhân do đâu mà các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị lũ quét?
- A. Địa hình dốc, dễ xói mòn, mất lớp phủ thực vật.
- B. Địa hình dốc, tầng đất mỏng, ít chất dinh dưỡng.
- C. Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn.
- D. Địa hình thấp, đất phù sa màu mỡ.
Câu 7: Thổ nhưỡng là
- A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.
- B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.
- C. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
- D. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 8: Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực của con người đến sự hình thành đất?
- A. Thau chua, rửa mặn.
- B. Bón phân, cải tạo đất.
- C. Đốt rừng làm rẫy.
- D. Trồng rừng.
Câu 9: Độ phì của đất là
- A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật
- B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
- C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
- D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Câu 10: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới
- A. Độ tơi xốp của đất.
- B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
- C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
- D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.
Câu 11: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là
- A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
- B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
- C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
- D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.
Câu 12: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò
- A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
- B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.
- D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Câu 13: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên
- A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.
- B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.
- C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.
- D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.
Câu 14: Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do
- A. phong hóa diễn ra mạnh.
- B. thảm thực vật đa dạng.
- C. thường xuyên bị ngập nước.
- D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế.
Câu 15: Lớp phủ thực vật có tác dụng như thế nào đến sự hình thành đất?
- A. Hạn chế xói mòn đất.
- B. Phá hủy đá gốc.
- C. Tích tụ vật chất.
- D. Phân giải chất hữu cơ.
Câu 16: Vùng có tuổi đất già nhất là
- A. nhiệt đới.
- B. cực.
- C. ôn đới.
- D. cận cực.
Câu 17: Vùng có tuổi đất trẻ nhất là
- A. nhiệt đới.
- B. cực.
- C. ôn đới.
- D. chí tuyến.
Câu 18: Tác động nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của con người đến sự hình thành đất?
- A. Thau chua, rửa mặn.
- B. Bón phân hóa học.
- C. Đốt rừng làm rẫy.
- D. Sử dụng thuốc trừ sâu.
Câu 19: Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con người đã làm
- A. biến đổi tính chất đất.
- B. đất ngày càng màu mỡ.
- C. đất bị nhiễm độc.
- D. đất dễ bị xói mòn, sạc lở.
Câu 20: Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì đất sẽ có những đặc điểm nào sau đây?
- A. phong hóa mạnh, tầng đất dày.
- B. đất yếu, tầng đất mỏng.
- C. tuổi đất già.
- D. tuổi đất trẻ.
Câu 21: Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, loại đất nào được hình thành?
- A. Đất feralit.
- B. Đất Pốt-dôn.
- C. Đất đen.
- D. Đất đài nguyên.