BÀI 94: EM VUI HỌC TOÁN (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Nhận biết tiền Việt Nam.
- Đổi tiền từ mệnh giá to ra các mệnh giá nhỏ hơn và ngược lại. Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh thông qua đó HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ để trao đổi, mua sắm.
- Thu thập thông tin, kiểm đếm, phân loại, ghi kết quả trong một số tình huống thực tiễn gắn với trường học, lớp học của HS.
- Ước lượng và thực hành đo độ dài trong thực tế sử dụng đơn vị đo và công cụ đo thích hợp.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua các hoạt động trải nghiệm: tìm hiểu về tiền Việt Nam, đổi tiền, trái nghiệm mua săm, Hồ có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực hành kiểm đếm trong tình huống thực tiễn, ước lượng và đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy lập luận, NL mô hình hoa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua hoạt động nhóm HS có cơ hội phát triển NL hợp tác.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Các tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (hoặc tiền thật mệnh giá khác).
- Các thẻ ghi mệnh giá tiền, ví dụ: 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 50 nghìn đồng. Một đồ chơi, truyện, báo phẩm thủ công tụ làm để trao đổi, mua bán (HS chuẩn bị trước ở nhà và mang đến lớp).
- Cuộn dây để xác định khoảng cách giữa hai vị trí, thước mét.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết tiền Việt Nam, đổi tiền từ mệnh giá to ra các mệnh giá nhỏ hơn và ngược lại. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tìm hiểu về tiền Việt Nam GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm: - Cầm tờ tiền Việt Nam, chia sẻ với bạn các thông tin nhìn thấy được trên tờ tiền ở mặt trước, mặt sau - Thảo luận tiền được dùng vào những việc gì? Tiền được dùng ở những đâu? - Đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2a. Chơi trò chơi “Đố bạn” - HS thực hiện theo nhóm: Sử dụng các thẻ tiền giấy để thực hiện đổi tiền. - Các nhóm phân công nhau lần lượt là "Thủ quỹ” (người giữ tiền), "Kế toàn (người đưa ra quyết định chi tiền), “Khách hàng". Lần lượt đổi vai và thực hiện. Mỗi nhóm cử ra một người là “Giám sát” - Giám sát của các nhóm nhận xét hoạt động của các nhóm khác, chẳng hạn (tính toán có đúng không, thủ tục có nhanh gọn không giao tiếp và thái độ với khách hàng thế nào?). Hoạt động 2b. Trải nghiệm mua sắm - HS mỗi nhóm sắp xếp các sản phẩm mang đến thành một gian hàng - Trong mỗi nhóm phân công nhau phụ trách các công việc cho hợp lý, chẳng hạn người tính toán số tiền hàng cho khách và ghi đơn hàng, xuất hàng mới khách và đưa ra chiến lược quảng cáo,... Mỗi nhóm cử ra một người giám sát các nhóm khác. - Mỗi HS trong nhóm được nhận 100 nghìn đồng với các mệnh giá khác nhau HS đến các nhóm khác nhau dùng các thẻ tiền nhận được để mua bán - Giám sát của các nhóm nhận xét hoạt động của các nhóm khác, chẳng hạn (tính toán có đúng không, thủ tục có nhanh gọn không, giao tiếp và thái độ với khách hàng thế nào?). Hoạt động 3. Thực hành, trải nghiệm kiểm đếm, ghi lại kết quả - Gv yêu cầu HS thực hiện theo nhóm: - Mỗi nhóm được nhận một nhiệm vụ. HS ra ngoài lớp học kiểm đếm một số đồ vật có trong sân trường chẳng hạn như số cây to trong sân trường, số ghế đá, gối châu hoa, số lớp học, và sử dụng các vạch đếm để ghi lại kết quả. - Các nhóm báo cáo kết quả, đặt câu hỏi cho nhau và rút ra nhận xét. - Rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kiểm đếm, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục. Hoạt động 4. Ước lượng khoảng cách giữa hai vị trí theo đơn vị mét rồi dùng thước để kiểm tra dự đoán HS thực hiện theo nhóm: - Lựa chọn hai vị trí để đo khoảng cách - Ước lượng khoảng cách giữa hai vị trí đó với đơn vị đo thích hợp. - Dùng thước mét để đo, kiểm tra dự đoán, ghi lại số đo đã xác định được. - Các nhóm báo cáo kết quả, đặt câu hỏi cho nhau và rút ra nhận xét. - Rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ước lượng và đo, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - HS nói cảm xúc sau giờ học - HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học - HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại thì em sẽ làm gì? |
- HS thực hiện theo nhóm tìm hiểu về tờ tiền Việt Nam
- Tiền sử dụng làm công cụ để trao đổi, mua sắm
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Các nhóm phân công thành viên theo yêu cầu của GV
- HS tham gia trải nghiệm mua sắm
- HS sắp xếp các sản phẩm mang đến thành một gian hàng
- HS thực hiện theo nhóm kiểm đếm số đồ vật có trong lớp
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, đặt câu hỏi cho nhau và rút ra nhận xét.
- HS thực hiện theo nhóm ước lượng khoảng cách
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, đặt câu hỏi cho nhau và rút ra nhận xét.
- HS chia sẻ cảm xúc sau giờ học |