BÀI 92: CHẮC CHẮN – CÓ THỂ - KHÔNG THỂ (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: “chắc chắn”, “có thể”, “không thể", thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ "chắc chắn", "có thể”, “không thể", thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL. giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: Một số tranh như SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: a) HS lấy ra 5 thẻ số rồi xếp thành dãy như sau: 3, 2, 3, 3, 3 - HS tưởng tượng: + Tôi muốn tự bay lên trời bằng đôi tay của mình (không thể). + Tôi sẽ có quà trong ngày sinh nhật sắp tới (có thể). + Tôi đang là HS lớp 2 (chắc chắn). - GV nhận xét: Trong cuộc sống, có rất nhiều hiện tượng người ta dự đoán được khả năng xảy ra của hiện tượng đó. b) GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận xem bạn nhỏ lấy ra một viên bi thì có những khả năng nào xảy ra B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: “chắc chắn”, “có thể”, “không thể", thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau: + Quan sát tranh trong SGK, sử dụng các thuật ngữ “không thể", "có thể", “chắc chắn" để mô tả mỗi tình huống trong bức tranh: - HS thực hiện theo nhóm đôi, quan sát hình về trong SGK đặt câu hỏi và trả lời sử dụng các thuật ngữ “không thể”, “có thể", “chắc chắn” để mô tả mỗi tình huống trong bức tranh. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: Chọn thẻ ghi từ thích hợp với mỗi hình vẽ: Gv yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau: - Quan sát hành động được mô tả trong tranh, ví dụ: lấy 1 viên bị màu xanh ra khỏi bình chứa. Suy nghĩ về khả năng có thể xảy ra của hành động nói trên. - Sử dụng các thuật ngữ "không thể xảy ra, có thể xảy ra", "chắc chắn xây ra để diễn tả - GV chốt lại nhấn mạnh các thuật ngữ “không thể xảy ra”, “có thể xảy ra, “chắc chắn xảy ra” gắn với khả năng xảy ra trong mỗi tình huống Bài tập 2: Sử dụng các từ "chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả tình huống trong bức tranh sau: - GV yêu cầu HS quan sát tranh. - HS thảo luận theo cặp sử dụng các từ "chắc chắn”, “có thể”, “không thể để mô tả khả năng xảy ra của hành động được mô tả trong bức tranh. - GV có thể chiếu những clip để HS dự đoán khả năng đá bóng vào gôn với nhiều bối cảnh khác nhau để HS cảm nhận được tính ngẫu nhiên của hành động đá bóng vào gôn và kết quả xảy ra của hành động đó trong thực tế. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 3: Trò chơi “Tập tầm vông” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tập tầm vông Chơi theo cặp dự đoán đồ vật có trong một bàn tay (lựa chọn là tay phải hoặc trái). E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì - Về nhà, em hãy tìm vi dụ về những sự việc xảy ra trong cuộc sống mà con người thường sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể" để dự đoán khả năng xảy ra của nó. |
- HS nói: + Có thể lấy ra được thể có số 3. + Có thể lấy được thể có số 2. + Không thể lấy được thể có số 0
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS quan sát và trả lời:
+ Chắc chắn lấy được 1 quả màu xanh + Có thể lấy được 1 quả màu xanh + Không thể lấy được 1 quả màu xanh
- HS chọn thẻ ghi thích hợp với mỗi hình vẽ: + Trường hợp 1 - Lấy ra được 1 quả màu xanh: Có thể xảy ra + Trường hợp 2 - lấy ra được 1 quả màu đỏ: Không thể xảy ra + Trường hợp 3 - Lấy ra được 1 quả màu đỏ: Chắc chắn xảy ra
- HS làm việc cá nhân chọn từ thích hợp với mỗi hình về sau đó chia sẻ với bạn kết quả và giải thích cho bạn nghe lí do chọn
- HS thảo luận theo cặp
- Quả bóng có thể vào
- HS chơi theo cặp
- HS chia sẻ trước lớp |