BÀI 82: MÉT (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là mì. Biết được quan hệ giữa mét với đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
- Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận dụng giải quyết vấn đề thực tế.
- Biết ước lượng độ dài với đơn vị đo mét trong một số trường hợp đơn giản.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua các hoạt động quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến để nắm vững cách đo, đơn vị đo mét, HS có cơ hội được phát triển Nh giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Thước có vạch chia xăng-ti-mét Thước mét.
- Sợi dây dài hơn 3m.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: 1. HS nói cho bạn nghe đã được học những đơn vị đo độ dài nào, chỉ trên thước cho bạn xem độ dài 1 cm, 1 dm - HS chia sẻ trong nhóm những nhận xét của mình: Em thấy trong cuộc sống người ta thường dùng đơn vị đo xăng-ti-mét để đo những đồ vật như thế nào? Dùng đơn vị đo đề-xi-mét để đo những đồ vật như thế nào? 2. GV gọi một HS lên bảng, dang tay cầm thước mét để có cảm nhận trực quan về độ dài 1 mét (chú ý. GV không nói ngay đây là độ dài 1 m). 3. GV giới thiệu: Chúng ta có thể sử dụng đơn vị đo xăng-ti-mét để đo chiều dài của các vật ngắn, nhưng để thuận tiện khi đo chiều dài của các vật dài hơn người ta thường dùng một đơn vị đo khác dài bằng chiếc thước này của thầy cô, đơn vị đó đó gọi là mét và chiếc thước nảy gọi là thước mét. Đó là nội dung bài hôm nay. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Biết mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là mì. Biết được quan hệ giữa mét với đề-xi-mét, xăng-ti-mét. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. HS thực hiện theo nhóm đo để tự phát hiện ra thước mét có độ dài 100 cm hay 10 dm. Từ đó, rút ra nhận xét: 1 m = 100 cm, 1m= 10 dm. Hoạt động 2. GV giới thiệu: Mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là m 1m = 10 dm GV yêu cầu HS đọc và ghi vào vở. Hoạt động 3. HS cùng nhau dùng thước mét đo sải tay xem sải tay của mỗi bạn trong nhóm dài hơn, ngắn hơn hay bằng 1 m. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: a. Kể tên một số đồ vật dài hơn 1m b. Kể tên một số đồ vật ngắn hơn 1 m - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác: - Cùng nhau nhắm mắt nghĩ về độ dài 1 m - Ước lượng rồi kể cho bạn nghe tên một số đồ vật: a) dài hơn 1 m. b) ngắn hơn 1m. Bài tập 2: a. Tính: 7 m + 3 m 2 m x 4 15 m – 9 m 20 m : 5 b. Số ? 1 m = ? cm 2 m = ? cm 100 cm = ? m 1 m = ? dm 2 m = ? dm 20 dm = ? m HS thực hiện các thao tác a) HS thực hành tính toán với đơn vị đo mét rồi đọc kết quả cho bạn nghe. 1 m = 100 cm. b) HS suy nghĩ tìm số thích hợp thay cho ô ? rồi cùng bạn kiểm tra kết quả đặt câu hỏi và trả lời về những thông tin trong bài tập. Bài tập 3: Cuộn dây điện thứ nhất dài 36m. Cuộn dây điện thứ hai ngắn hơn cuộn dây thứ nhất 9m. Hỏi cuộn dây điện thứ hai dài bao nhiêu mét? HS thực hiện các thao tác - Đọc bài toán - Hiểu bài toán. - Suy nghĩ cách giải quyết bài toán: Cuộn dây điện thứ hai ngắn hơn cuộn dây điện thứ nhất 9 m. Vì vậy, ta phải làm phép tính trừ - Viết bài giải vào vở. - Đối vở chữa bài, nói cho bạn nghe cách giải quyết vấn đề của mình. - Khi chữa bài GV đặt câu hỏi để HS mô tả suy nghĩ cách thức giải quyết vấn đề của các em. Bài tập 4: a. Chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi đồ vật sau: b. Chọn số thích hợp:
HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm bàn: a) Quan sát hình vẽ, đọc các số đo ghi trên các thể chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi đồ vật rồi giải thích tại sao lại chọn. b) Quan sát hình vẽ, chọn số đo độ dải thích hợp với mỗi trường hợp rồi giải thích tại sao lại chọn. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bt b. Cách thức tiến hành: Bài tập 5: Thực hành: Đo rồi cắt sợi dây có độ dài 1m, 2m - HS thực hành đo rồi cắt sợi dây có độ dài 1 m, 2 m. HS thực hiện theo nhóm cùng nhau hợp tác để đo rồi cắt các sợi dây có độ dài theo yêu cầu - GV quan sát để hướng dẫn HS thao tác cẩn thận, sử dụng công cụ, phương tiện học toán một cách có hiệu quả. Thúc đẩy HS phát huy hiệu quả của hợp tác nhóm. Hướng dẫn HS kiểm tra lại kết quả sau khi cắt xem có chính xác không Đặt câu hỏi để HS nêu những giá trị rút ra sau khi trải nghiệm đo và cắt sợi dây. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Em thích nhất hoạt động nào? - Từ ngữ toán học nào em cần chú y - Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một số đồ dùng, đổ vật sử dụng đơn vị đo đã dải miết. |
- HS đã được học đơn vị xen-ti-mét (cm) và đề-xi-mét (dm)
- HS chú y quan sát
- HS chú y lắng nghe GV giới thiệu
- HS rút ra nhận xét: 1 m = 100 cm, 1m= 10 dm
- HS ghi vở: Mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là m 1m = 10 dm
a. Một số đồ vật dài hơn 1m: bảng, bàn học, cây phượng, ... b. Một số đồ vật ngắn hơn 1 m: bút, tẩy, thước 20 cm, vở, sách,...
a. Tính: 7 m + 3 m = 10 m 2 m x 4 = 8 m 15 m – 9 m = 6 m 20 m : 5 = 4 m b. Số ? 1 m = 100 cm 2 m = 200 cm 100 cm = 1 m 1 m = 10 dm 2 m = 20 dm 20 dm = 2 m
Bài giải: Cuộn dây điện thứ hai dài số mét là: 36 – 9 = 25 (m) Đáp số: 25 (m)
a. + 1 cm: tẩy + 1 dm: bút xóa, vở + 1 m: xe đạp, ô b. - Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng: C. 9 m Cột cờ Hà Nội cao khoảng: C. 33 m
- HS thực hành: Đo rồi cắt sợi dây có độ dài 1m, 2m
- HS chú y lắng nghe |