BÀI 38: KI-LÔ-GAM (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Có được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng
- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khúc là dụng cụ dùng để đo đại lượng khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.
- Thực hành cần một số đồ vật trong thực tế và tính toán theo đơn vị ki-lô-gam.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả cân các đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc thực hành cân các đồ vật trong thực tiễn, nghiên cứu bi toán có lời văn liên quan đến thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nếu và thực hiện được phép tính, trả lời cho câu hỏi của tỉnh huống, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoa toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: Cân 2 đĩa với các quả cân theo đơn vị ki-lô-gam (hoặc hình ảnh của loại cân này); cân 1 đĩa (cân bàn, cân đồng hồ).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS có cảm nhận về nặng hơn, nhẹ hơn của hai đồ vật, chẳng hạn quyển sách và quyền vở. GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhận ra được cái cân 2 đĩa. GV giới thiệu, trong thực tế người ta cùng cân 2 đĩa để so sánh sự nặng, nhẹ của các đồ vật - GV gọi một HS lên bảng, tay cầm quả cân 1 kg để có cảm nhận trực quan về “cân nặng" 1 kg. Chú ý: GV chưa nên nói ngay đây là 1 kg. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu: khối lượng của một vật cho biết sự nặng hay nhẹ của vật đó. Để biết khối lượng một vật, người ta phải cân vật đó. Để biết vật đó cân nặng bao nhiều, người ta dùng đơn vị là ki-lô-gam. Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng của một vật. Đây là quả cân 1 ki-lô-gam. GV giới thiệu với HS cách đọc, cách viết đơn vị ki-lô-gam. Có thể cho HS thực hành viết vào bảng con. - GV giới thiệu với HS cái cân 2 đĩa và hướng dẫn HS cách thực hiện cần một đổ vật, chẳng hạn gói đường kg. Đầu tiên, quan sát cân 2 đĩa, kim của cân chỉ ở vạch chính giữa, cân ở trạng thái thăng bằng Đặt gói đường cần cần lên 1 đĩa cân. Sau đó, lấy quả cân 1 kg đặt lên đĩa còn lại. GV yêu cầu HS quan sát thấy kim ở giữa cái cân chỉ vạch chính giữa, cân thăng bằng. Xác định số cân nặng của gói đường. Có thể thực hành thêm lần nữa về cân nặng một vật 2 kg. Có thể cho HS thấy khi cân bị lệch về một phía thi xác định xem bên nào nặng hơn, bên nào nhẹ hơn. - GV cho HS tập viết đầy đủ ki-lô-gam” và viết tắt kg C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cân con cá, quả dưa hấu, lưu ý cho HS nhận ra số các quả cân hoặc xác định rõ vạch chỉ số ki-lô-gam trên cái cân. - HS xác định đúng số chỉ ki-lô-gam cân nặng của mỗi vật - HS khác nhận xét đáp án Bài tập 2 - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu - Yêu cầu thực hành tính cộng, trừ theo đơn vị ki-lô-gam như mẫu - HS giải thích cách làm của mình Bài tập 3 - Gv yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - HS nhận biết được dạng bài toán về nhiều hơn. - HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. - HS trình bày được bài giải của bài toán. Bài tập 4 - GV cho HS hoạt động theo nhóm 4, thực hành ước lượng rồi cân đổ vật với cân đồng họ (cân bàn). - HS luân phiên nhau thực hành cân, nói lên dự đoán của mình về khối lượng của vật cần cân, sau đó thực hiện việc cân đổ vật của mình. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 5 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và liên hệ thực tế các em đã thấy những loại câu nào. - GV chuẩn bị một số hình ảnh các loại cân có thể có trong cuộc sống hằng ngày, nếu được cần có một số video clip về hướng dẫn cân đổ vật theo một số cái cân đó. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì. |
- HS chú y lắng nghe
- HS thực hành viết vào bảng con.
- HS chú y quan sát GV
- HS trả lời Con cá nặng 2 kg Quả dưa hấu nặng 3 kg
- HS chú y quan sát GV làm mẫu
Số cân nặng của Huy là: 29 + 3 = 32 (kg) Đáp số: 32 kg
- HS thực hành cân các đồ vật
- HS kể loại cân mà em biết
|