BÀI 19: BẢNG TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ)
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra sí số lớp - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học. - HS thực hành với đồ vật thật, chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Tìm được kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tìm kết quả từng phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 11-3-8; 12-5-7; 16-8-8; 15-9-6;... - GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm. Bạn A rút một thẻ, đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). Mỗi bạn trong nhóm thông báo kết quả tính của mình và ghi lại vào bảng nhóm. Như vậy, các bạn trong nhóm đã tự lập được Bảng trừ của nhóm mình. - HS sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành Bảng trừ như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một Bảng trừ trước mặt. - GV giới thiệu Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong Bảng trừ - GV tổng kết: Có thể nói: Cột thứ nhất được coi là: Bảng 11 trừ đi một số Cột thứ hai được coi là: Bảng 12 trừ đi một số. Cột thứ ba được coi là: Bảng 13 trừ đi một số ………………………………………………. Cột thứ tám được coi là: Bảng 18 trừ đi một số. Bước đầu HS có thể làm việc như sau: + Từng bạn đọc thẩm Bảng trừ. + Hai bạn kiểm tra nhau: một bạn đọc phép tính, bạn kia kiểm tra và sửa cho bạn. + Để củng cố kết quả tính trong Bảng trừ, HS sẽ làm các bài tìm kết quả phép tính C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS làm cá nhân - HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng trừ để tìm kết quả). - Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. - GV lưu y cho HS: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng que tính... để tìm kết quả. - GV hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 để tính nhẩm - GV nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm cũng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đổ nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 12 – 6, 14 – 8; 15 – 7... Bài tập 2 - GV yêu cầu HS thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn kết quả tương ứng ghi trên mỗi cây nấm. - GV hướng dẫn HS cách làm bài: thảo luận với bạn về chọn số chỉ kết quả thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân, chia sẻ trước lớp. - GV ổ chức thành trò chơi chọn thẻ kết quả để gắn kết quả với thẻ “phép tính” tương ứng. - GV nhận xét, cho điểm Bài tập 3 - GV yêu cầu HS tự làm bài 3, nêu phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu. - HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp. - GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp. - GV quan sát, nhận xét Bài tập 4 - GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. - HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: - HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. - GV khuyến khích HS nêu một vài tình huống tương tự. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Hôm nay các em biết thêm được điều gì? - Liên hệ về nhà, em hãy tim tình huống thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn. |
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
- HS đưa ra phép trừ và đổ nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
- HS đọc Bảng trừ, tập sử dụng Bảng trừ (để tra cứu kết quả phép tính) và tiến tới ghi nhớ Bảng trừ.
- HS thực hiện phép trừ theo hướng dẫn của GV
- HS chú y nghe GV hướng dẫn
- HS làm bài tập theo hình thức cá nhân
- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn, trao đổi đáp án
- HS thực hiện bài tập
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời: Phép tính: 13 – 7-6. Trả lời: Giàn gấc nhà bà Nga còn 6 quả chưa chín.
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời cảm nhận cá nhân trước lớp - HS chú y nghe GV dặn dò |