Soạn giáo án toán 2 cánh diều Bài 64: Luyện tập chung (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài 64: Luyện tập chung (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-Vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Gọi đúng tên thành phần và kết quả phép nhân, phép chia

- Phát triển các NL toán học

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua việc vận dụng Bảng chia 2, Bảng chia 5 để tính nhắm và giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học tóan, NL giao tiếp toán học
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. CHUẨN BỊ
  2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  3. Giáo viên: SGK Toán 2, SGV Toán 2, máy chiếu (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại các phép nhân, phép chia đã học: HS nêu một phép nhân bất kì yêu cầu bạn trả lời và nếu được phép nhân hoặc phép chia viết được từ phép tính đó.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1:

a. Tính nhẩm:

 2 x 5      5 x 4     2 x 4

10 : 5     20 : 5    8 : 2

b. Tính:

2 cm x 6      5 kg x 10     2 dm x 8

25 dm : 5     18 l : 2       30 kg : 5

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

a) Cá nhân HS tìm kết quả các phép nhân và phép chia nếu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân hoặc Bảng chia để tìm kết quả). Sau đó, HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

b) GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính nhân, chèn thêm các đơn vị đo rồi đổi vở chữa bài cùng bạn.

Bài tập 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS tính nhẩm chọn kết quả đúng với mỗi phép tính.

- GV tổ chức thành trò chơi, có thể thêm bớt các phép tính khác để HS được luyện tập tính nhẩm nhiều hơn.

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 3:  Chọn dấu ( +, -, x, : ) thích hợp:

12 (?) 4 = 8      25 (?) 5 = 30      2 (?) 4 = 8

20 (?) 5 = 4      2 (?) 3 = 6         18 (?) 2 = 9

- HS suy nghĩ chọn dấu (+, -, ×, ) thích hợp.

- HS nói cho bạn nghe, đưa ra những lập luận để nói cho bạn hiểu tại sao lại chọn dấu nào, dấu nào thì thích hợp.

Bài tập 4:

a. Tìm tích, biết hai thừa số là 5 và 9

b. Tìm thương, biết số bị chia là 16 và số chia là 2

- Cá nhân GV yêu cầu HS thực hiện rồi đổi vở chữa bài.

- GV khuyến khích HS nêu thêm ví dụ

Bài tập 5: Một trường tiểu học dự kiến trồng 30 cây xanh ở vườn trường

Trả lời các câu hỏi sau

a. Nếu trồng thành 5 hàng thì mỗi hàng có mấy cây?

b. Nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì trồng thành mấy hàng?

Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận vận dụng các phép chia đã học để trả lời các câu hỏi

Lưu ý: Bài toán này chỉ yêu cầu HS vận dụng phép chia để trả lời câu hỏi, chưa yêu cầu HS trình bày như bài giải toán có lời văn. GV chỉ nên yêu cầu HS trả lời miệng, viết phép chia thích hợp.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 6: Nêu phép nhân, phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. GV khuyên khích HS nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục.

- HS có thể nêu nhiều tình huống khác như có phép nhân, phép chia

- GV yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS. Qua bài này, các anh biết thêm được điều gì

- Về nhà, các em đọc lại Bảng chia 2, Bảng chia 5.

- Tìm tình huống thực tế trên quan đến phép chia trong Bảng chia 5, hôm sau chia sẻ với các bạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. GV yêu cầu HS tính nhẩm

2x5=10     5x4=20

2x4=8       10:5=2

20:5=4      8:2=4

b. HS thực hiện phép tính:

2 cm x 6 = 12 cm

5 kg x 10 = 50 kg    

2 dm x 8 = 16 dm

25 dm : 5 = 5 dm

18 l : 2 = 9 l

30 kg : 5 = 6 kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tính nhẩm và chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

 

 

 

- HS chọn dấu thích hợp vào từng chỗ trống:

12 - 4 = 8     

25 + 5 = 30     

2 x 4 = 8

20 : 5 = 4     

2 x 3 = 6        

18 : 2 = 9

 

 

Tìm tích:

a. 5 x 9 = 45

Tìm thương

b. 16 : 2 = 8

 

 

 

 

 

a) 30 cây, nếu trồng thành 5 hàng đều nhau.

Ta có phép chia: 30 : 5 = 6. Vậy mỗi hàng có 6 cây.

b) 30 cây, nếu trồng mỗi hàng 5 cây.

Ta có phép chia: 30 : 5 = 6. Vậy trồng thành 6 hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu phép tính thích hợp

a. Mỗi chuồng gà có 5 con gà. Vậy 2 chuồng gà có 10 con gà

Ta có phép tính: 5 x 2 = 10

b. Có 8 con thỏ xếp đều vào 2 chuồng

Ta có phép tính : 8 : 2 = 4

Vậy mỗi chuồng có 4 con thỏ

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe quan sát GV dặn dò

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án Toán 2 cánh diều, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.