BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐOẠN ĐƯỜNG GẤP KHÚC (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.
- Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng
- Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- 3. Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh - Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS đo được độ dài đoạn thẳng và độ dài đường gấp khúc b. Cách tiến hành: Hoạt động 1. Giới thiệu độ dài đoạn thẳng và cách thực hành đo độ dài đoạn thẳng - HS nhận biết đoạn thẳng AK. - GV hướng dẫn HS cách đặt thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng AK, lưu ý vị trí đặt thước, vị trí nhìn để đọc số đo. GV khẳng định đoạn thẳng AK có độ dài 5 cm, giới thiệu cách viết, HS nhắc lại. Có thể gọi một vài HS lên hành đo đô dài đoạn thẳng AK và đọc kết quả. Hoạt động 2. Giới thiệu độ dài đường gấp khúc - GV cho GV yêu cầu HS quan sát và nhận ra đường gấp khúc ABCD. - GV gọi lần lượt từng HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD. - GV giới thiệu độ dài đường gấp khúc chính là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD. HS nhắc lại độ dài đường gấp khúc ABCD. - GV lưu ý cho HS nêu được muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài - HS thực hành cá nhân đo độ dài mỗi đoạn thẳng và nêu kết quả, GV lưu ý cho HS nhắc lại kĩ thuật sử dụng thước để đo độ dài đoạn thẳng - GV kiểm tra lại kết quả Bài tập 2 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: a) HS trao đổi với nhau về cách tính độ dài đường gấp khúc rồi thực hành tính kết quả. b) HS thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng, kiểm tra kết quả của nhau rồi thực hành tính độ dài đường gấp khúc - GV kiểm tra nhận xét Bài tập 3 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - HS thực hành về đoạn thẳng có độ dài cho trước vào vở, đổi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả. D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 4 - GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng. - HS đọc được độ dài mỗi đoạn thẳng - HS thực hành tính được độ dài các đường gấp khúc. - HS trả lời các câu hỏi của bài tập. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì. |
- HS quan sát, chú y lắng nghe
- HS nhắc lại theo GV yêu cầu
- HS đọc yêu cầu và thực hiện đo các đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trao đổi kết quả
- HS thực hiện theo yêu cầu 1
a. 14 dm b. Bạn Nhím đen đi đường ngắn nhất, bạn Nhím nâu đi đường dài nhất |