Soạn giáo án toán 2 cánh diều Bài 55: Bảng nhân 2 (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài 55: Bảng nhân 2 (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 55: BẢNG NHÂN 2 (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2.

- Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhấn và giải quyết một số tình huống gắn với

thực tiễn

- Phát triển các NL toán học

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép nhân trong Bảng nhân 2, vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhằm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán
  • Thông qua việc nhận biết phép nhân từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. CHUẨN BỊ
  2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  3. Giáo viên:

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 2 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân

- Các thẻ giấy ghi các số 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

1. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đếm cách 2”

HS tự rút một thẻ số rồi đếm cách 2 bắt đầu từ số ghi trên thẻ vừa rút đến 20. Chẳng hạn nếu rút được thẻ số 6, HS đếm: 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

2. GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK, nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh. Mỗi nhóm có 2 bạn, 3 nhóm có 6 bạn.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân:

2 được lấy 3 lần.  Ta viết phép nhân: 2 x 3=6

- GV khai thác bức tranh, có thể dùng máy chiếu để phát triển thêm bức tranh bằng cách xuất hiện thêm các nhóm, mỗi nhóm 2 bạn.

Chẳng hạn: Nếu có thêm 1 nhóm 2 bạn nữa thì ta có phép nhân nào? (2 × 4= 8).

Nếu tiếp tục thêm 1 nhóm 2 bạn nữa thì sao? 2 được lấy mấy lần?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS nắm được bảng nhân 2, áp dụng bảng nhân 2 để làm bài tập

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. HS thành lập Bảng nhân 2

- HS lần lượt lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 2 chấm tròn rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng, chẳng hạn:

+ Tay đặt 1 tấm thẻ          miệng nói:

2 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân: 2 × 1 = 2

+ Tay đặt 2 tấm thẻ               miệng nói:

 

2 được lấy 2 lần. Ta có phép nhân: 2 ×2 = 4

+ Tay đặt 3 tấm thẻ                        miệng nói:

 

2 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 2 × 3 = 6

- HS tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành Bảng nhân 2.

Hoạt động 2. GV giới thiệu Bảng nhân 2, HS đọc. HS chủ động ghi nhớ Bảng nhân 2 rồi đọc cho bạn nghe

Hoạt động 3. Chơi trò chơi “Đố bạn” trả lời các phép tính trong Bảng nhân 2.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1 : Tính nhẩm

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp:

- Tìm kết quả các phép nhân nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân 2 để tìm kết quả).

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính

Bài tập 2:  Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS thực hiện phép nhân với các số có kèm đơn vị đo đã học.

- HS đổi vở, chữa bài nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, đặt câu hỏi để HS nhận xét nêu cách thực hiện, cách ghi kết quả khi nhân với các số có kèm đơn vị đo.

- GV tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn kết quả với thẻ “phép tính” tương ứng.

Bài tập 3 :

a) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

b) HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 2 ×4 trong thực tế.

- GV yêu cầu cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh,

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV có thể đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng, chẳng hạn nếu thấy/cô không phải có 5 chậu hoa mà có 7 chậu hoa thì thầy/cô có tất cả bao nhiều bông hoa? Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4:  Trò chơi “Kết bạn”:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn”:

+ HS đúng vòng tròn hỏi chủ trò: Kết mấy? Kết mấy?

+ Chủ trò đưa ra yêu cầu, chẳng hạn: Kết 4. Kết 4

+ HS tìm nhau để kết thành nhóm 4.

- GV lại hỏi: Mỗi người có 2 chân, 4 người có mấy chân? Nêu phép nhân tìm tất cả số chân.

- HS chơi nhiều lần.

- GV yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân trong thực tế

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì

- Về nhà, các em đọc lại Bảng nhân 2 và đố mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng nhân 2. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 2, hôm sau chia sẻ với các bạn.

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong hình

 

 

 

 

- HS trả lời GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tính nhẩm

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và thực hiện các phép tính

 

 

- HS nhận xét bài của bạn

 

 

 

 

 

 

a.

+ Mỗi châu hoa có 2 bông hoa hồng, có 5 châu hoa. Vậy 2 được lấy 5 lần

Ta có phép nhân: 2 × 5 = 10. Vậy có tất cả 10 bông hoa.

+ Mỗi bạn có 2 chiếc vợt bóng bản, có 3 bạn. Vậy 2 được lấy 3 lần.

Ta có phép nhân: 2 × 3 = 6. Vậy có tất cả 6 chiếc vợt bóng bàn

b. HS tự kể thêm các tình huống khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý GV hướng dẫn

 

 

 

- HS chơi nhiều lần

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời GV

Xem thêm các bài Giáo án Toán 2 cánh diều, hay khác:

Bộ Giáo án Toán 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.